Chiều cao của biển báo an toàn sẽ được tính như thế nào? Chiều cao lắp đặt biển báo an toàn là bao nhiêu theo quy định?
Chiều cao của biển báo an toàn sẽ được tính như thế nào?
Căn cứ theo tiết 5.2.7 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13456:2022 như sau:
Yêu cầu thiết kế, lắp đặt
5.2 Chỉ dẫn thoát nạn
...
5.2.7 Chiều cao của biển báo an toàn tương ứng với khoảng cách nhìn
Chiều cao nhỏ nhất của biển báo an toàn được xác định theo công thức sau:
trong đó:
h - chiều cao nhỏ nhất của biển báo an toàn (m);
L - khoảng cách quan sát (m);
Z - hằng số, trong đó z bằng 100 cho các biển báo an toàn được chiếu sáng từ bên ngoài và bằng 200 cho các biển báo an toàn chiếu sáng từ bên trong.
CHÚ THÍCH: Việc xác định khoảng cách quan sát theo thông số kỹ thuật này đòi hỏi tỷ lệ giữa chiều cao của biển báo an toàn với chiều cao của ký hiệu phải theo quy định trong ISO 3864-1.
Như vậy, có thể thấy rằng chiều cao của biển chỉ dẫn thoát nạn sẽ phải đảm bảo những yêu cầu cụ thể như quy định trên.
Chiều cao lắp đặt biển báo an toàn là bao nhiêu theo quy định?
Căn cứ theo tiết 5.2.8 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13456:2022 về Phòng cháy chữa cháy - Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn - Yêu cầu thiết kế, lắp đặt như sau:
Yêu cầu thiết kế, lắp đặt
5.2 Chỉ dẫn thoát nạn
...
5.2.8 Chiều cao lắp đặt biển báo an toàn
Biển báo an toàn (không bao gồm biển báo an toàn tầm thấp) phải lắp đặt ở độ cao từ 2 m đến 2,7 m so với mặt sàn, hoặc ngay trên cửa nếu cửa có chiều cao lớn hơn 2,7 m. Các khu vực không được bảo vệ chống khói khiến khói tích tụ có thể che khuất thì biển báo an toàn nên được gắn thấp hơn trần nhà tối thiểu 0,5 m để tránh bị ngập khói và không được lắp đặt biển báo an toàn được chiếu sáng từ bên ngoài.
...
Theo đó, có thể thấy rằng chiều cao lắp đặt biển báo an toàn sẽ như sau:
Biển báo an toàn (không bao gồm biển báo an toàn tầm thấp) phải lắp đặt ở độ cao từ 2 m đến 2,7 m so với mặt sàn, hoặc ngay trên cửa nếu cửa có chiều cao lớn hơn 2,7 m.
Các khu vực không được bảo vệ chống khói khiến khói tích tụ có thể che khuất thì biển báo an toàn nên được gắn thấp hơn trần nhà tối thiểu 0,5 m để tránh bị ngập khói và không được lắp đặt biển báo an toàn được chiếu sáng từ bên ngoài.
Biển báo chỉ dẫn thoát nạn (Hình từ Internet)
Khi nào thì cần phải có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn?
Căn cứ theo tiết 5.2.9 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13456:2022 về Phòng cháy chữa cháy - Phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn - Yêu cầu thiết kế, lắp đặt như sau:
Yêu cầu thiết kế, lắp đặt
5.2 Chỉ dẫn thoát nạn
...
5.2.9 Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn
-Tại các tầng có diện tích lớn hơn 1000 m2 hoặc có từ hai lối ra thoát nạn trở lên phải có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn (xem hình A.6).
- Trong các phòng nghỉ của của khách sạn và các cơ sở lưu trú, cho thuê phòng ở phải có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn (xem hình A.7).
- Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn gồm hai phần: phần chỉ dẫn bằng chữ và phần ký hiệu hình học. Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn phải được niêm yết ở các vị trí dễ nhận biết, dễ thấy và vị trí có người thường xuyên qua lại (xem hình A.6).
+ Phần ký hiệu hình học bao gồm mặt bằng của tầng; lối ra và chỉ hướng đường thoát nạn; cầu thang bộ; vị trí của sơ đồ tại tầng; vị trí đặt phương tiện, thiết bị chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (ký hiệu phù hợp với quy định tại TCVN 4879:1989 và TCVN 5053 : 1990).
+ Phần chỉ dẫn bằng chữ gồm nội dung và trình tự xử lý khi có cháy.
- Kích thước của sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn phụ thuộc vào đặc tính, tính chất hoạt động; diện tích của tầng, phòng; phương án thoát nạn nhưng không được nhỏ hơn:
+ 600x400 mm - đối với sơ đồ chỉ dẫn tại tầng;
+ 400x300 mm - đối với sơ đồ chỉ dẫn tại phòng.
- Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn được gắn sao cho mép dưới của sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn nằm ở độ cao 1,5 m ± 0,2 m so với mặt sàn.
...
Theo đó, có thể thấy rằng sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn sẽ được lập trong các trường hợp sau:
-Tại các tầng có diện tích lớn hơn 1000 m2 hoặc có từ hai lối ra thoát nạn trở lên phải có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn (xem hình A.6).
- Trong các phòng nghỉ của của khách sạn và các cơ sở lưu trú, cho thuê phòng ở phải có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn (xem hình A.7).
- Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn gồm hai phần: phần chỉ dẫn bằng chữ và phần ký hiệu hình học.
Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn phải được niêm yết ở các vị trí dễ nhận biết, dễ thấy và vị trí có người thường xuyên qua lại (xem hình A.6).
+ Phần ký hiệu hình học bao gồm mặt bằng của tầng; lối ra và chỉ hướng đường thoát nạn; cầu thang bộ; vị trí của sơ đồ tại tầng; vị trí đặt phương tiện, thiết bị chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
+ Phần chỉ dẫn bằng chữ gồm nội dung và trình tự xử lý khi có cháy.
- Kích thước của sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn phụ thuộc vào đặc tính, tính chất hoạt động; diện tích của tầng, phòng; phương án thoát nạn nhưng không được nhỏ hơn:
+ 600x400 mm - đối với sơ đồ chỉ dẫn tại tầng;
+ 400x300 mm - đối với sơ đồ chỉ dẫn tại phòng.
- Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn được gắn sao cho mép dưới của sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn nằm ở độ cao 1,5 m ± 0,2 m so với mặt sàn.
Như vậy, sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn trong các trường hợp trên thì buộc phải có theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?