Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia được phê duyệt trong năm nào của kỳ Chiến lược? Căn cứ xây dựng Chiến lược?
- Căn cứ xây dựng Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia có bao gồm điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước không?
- Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia bao gồm các nội dung gì?
- Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia được phê duyệt trong năm nào của kỳ Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia?
- Việc phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở phải phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đúng không?
Căn cứ xây dựng Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia có bao gồm điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước không?
Căn cứ quy định tại Điều 23 Luật Nhà ở 2023 như sau:
Căn cứ xây dựng Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia
1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; quy hoạch tổng thể quốc gia.
2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
3. Kết quả thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia kỳ trước; hiện trạng nhà ở.
4. Yêu cầu về phát triển nhà ở cho các đối tượng trong giai đoạn xây dựng Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia.
Theo đó, căn cứ xây dựng Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia bao gồm điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Ngoài ra, căn cứ xây dựng Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia còn có:
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; quy hoạch tổng thể quốc gia.
- Kết quả thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia kỳ trước; hiện trạng nhà ở.
- Yêu cầu về phát triển nhà ở cho các đối tượng trong giai đoạn xây dựng Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia.
Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia được phê duyệt trong năm nào của kỳ Chiến lược? Căn cứ xây dựng Chiến lược? (Hình từ Internet)
Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia bao gồm các nội dung gì?
Theo quy định tại Điều 24 Luật Nhà ở 2023, Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Quan điểm phát triển nhà ở;
- Mục tiêu phát triển nhà ở bao gồm:
+ Mục tiêu tổng quát nhằm đáp ứng yêu cầu về nhà ở cho các đối tượng, bảo đảm phát triển thị trường bất động sản bền vững, minh bạch;
+ Mục tiêu cụ thể, bao gồm: phát triển diện tích nhà ở; nâng cao chất lượng nhà ở; phát triển nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, nhà ở công vụ, nhà ở phục vụ tái định cư, nhà ở theo chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công về nhà ở;
Nhà ở của cá nhân; cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; các mục tiêu trong tầm nhìn của Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia gồm tổng diện tích nhà ở, diện tích nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân tăng thêm, chất lượng nhà ở;
- Nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia bao gồm: quy hoạch, phát triển quỹ đất; phát triển và quản lý nhà ở theo chương trình, kế hoạch; nguồn vốn và thuế, cải cách thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư; phát triển thị trường bất động sản và nhiệm vụ, giải pháp khác;
- Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia.
Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia được phê duyệt trong năm nào của kỳ Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia?
Kỳ Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia và thẩm quyền phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia được quy định tại Điều 25 Luật Nhà ở 2023 như sau:
Kỳ Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia và thẩm quyền phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia
1. Kỳ Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia là 10 năm và có tầm nhìn phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia được phê duyệt trong năm đầu tiên của kỳ Chiến lược.
2. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức xây dựng Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Các chỉ tiêu cơ bản về phát triển nhà ở trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia bao gồm diện tích nhà ở bình quân đầu người, chất lượng nhà ở tại đô thị, nông thôn và toàn quốc phải được đưa vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức xây dựng và phê duyệt chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh theo quy định của Luật này để triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia.
Như vậy, theo quy định, Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia được phê duyệt trong năm đầu tiên của kỳ Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia.
Lưu ý: Kỳ Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia là 10 năm và có tầm nhìn phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Việc phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở phải phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đúng không?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Luật Nhà ở 2023 như sau:
Yêu cầu chung về phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở
1. Phù hợp với nhu cầu về nhà ở của các đối tượng và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương, vùng, miền trong từng thời kỳ.
2. Phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở trong từng giai đoạn của địa phương, bảo đảm đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; phát triển nhà ở trên cơ sở sử dụng tiết kiệm các nguồn lực; tăng cường công tác quản lý xây dựng nhà ở.
...
Như vậy, việc phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở phải phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia và phù hợp với các quy định tại Điều 5 Luật Nhà ở 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu văn bản đề nghị hỗ trợ chi phí đầu tư theo Nghị định 182? Nguyên tắc áp dụng chính sách hỗ trợ đầu tư là gì?