Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia là gì? Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia được xây dựng cho giai đoạn bao nhiêu năm?
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia là gì?
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia được giải thích khoản 1 Điều 22 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia
1. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia là cơ sở để xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, lồng ghép các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
2. Nội dung của Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia bao gồm:
a) Quan điểm, tầm nhìn và mục tiêu;
b) Các nhiệm vụ;
c) Các giải pháp thực hiện;
d) Chương trình, đề án, dự án trọng điểm;
đ) Kế hoạch, nguồn lực thực hiện.
…
Như vậy, theo quy định trên thì chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia là cơ sở để xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, lồng ghép các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia là gì? Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia được xây dựng cho giai đoạn bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia được xây dựng cho giai đoạn bao nhiêu năm?
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia được xây dựng cho giai đoạn bao nhiêu năm, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia
…
3. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia được xây dựng cho giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 30 năm.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia.
Như vậy, theo quy định trên thì Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia được xây dựng cho giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 30 năm.
Giám sát và đánh giá việc thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được quy định như thế nào?
Giám sát và đánh giá việc thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được quy định tại khoản 4 Điều 2 Quyết định 450/QĐ-TTg năm 2022 như sau:
Kế hoạch, nguồn lực và tổ chức thực hiện Chiến lược
…
3. Phân công trách nhiệm thực hiện Chiến lược
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, có trách nhiệm chủ trì, điều phối các bộ, ngành, địa phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và các chương trình, kế hoạch, đề án trọng điểm của Chiến lược.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường cân đối, bố trí vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chiến lược.
c) Các bộ, cơ quan ngang bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp; xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án trọng điểm của Chiến lược.
d) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp; phối hợp triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án trọng điểm của Chiến lược trên địa bàn. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bố trí vốn từ ngân sách địa phương để thực hiện các nội dung của Chiến lược thuộc trách nhiệm của địa phương theo quy định phân cấp ngân sách nhà nước.
…
4. Giám sát và đánh giá việc thực hiện Chiến lược
a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, tổng hợp việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường trong lĩnh vực, địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý, lồng ghép trong báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm theo quy định, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đôn đốc, tổng hợp việc thực hiện Chiến lược; hàng năm xây dựng báo cáo về công tác bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước; tổ chức sơ kết 5 năm, tổng kết 10 năm tình hình thực hiện Chiến lược, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, theo quy định trên thì giám sát và đánh giá việc thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được quy định sau:
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, tổng hợp việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường trong lĩnh vực, địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý, lồng ghép trong báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm theo quy định, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đôn đốc, tổng hợp việc thực hiện Chiến lược; hàng năm xây dựng báo cáo về công tác bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước; tổ chức sơ kết 5 năm, tổng kết 10 năm tình hình thực hiện Chiến lược, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhiệm vụ thiết kế xây dựng là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng, lập thiết kế xây dựng? Tải Mẫu Nhiệm vụ thiết kế xây dựng?
- Đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất gì? NSDĐ trồng lúa có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây lâu năm thì gửi Bản Đăng ký cho cơ quan nào?
- Tải mẫu quyết định thay đổi Thẩm phán trước khi mở phiên tòa hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu?
- Quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như thế nào? Trường hợp chủ sở hữu súc vật không phải bồi thường thiệt hại?
- Nếu hợp đồng và phụ lục hợp đồng có mâu thuẫn thì điều khoản trong hợp đồng hay trong phụ lục hết hiệu lực?