Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là gì? Người phát hiện tài sản bị chìm đắm có được xem là chiếm hữu có căn cứ pháp luật không?
Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là gì?
Căn cứ Điều 165 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chiếm hữu có căn cứ pháp luật như sau:
Chiếm hữu có căn cứ pháp luật
1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:
a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.
2. Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
Theo đó, chiếm hữu có căn cứ pháp luật được hiểu là việc chiếm hữu tài sản thuộc một trong các trường hợp sau:
(1) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
(2) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
(3) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
(4) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định Bộ luật Dân sự 2015, quy định khác của pháp luật có liên quan;
(5) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định Bộ luật Dân sự 2015, quy định khác của pháp luật có liên quan;
(6) Trường hợp khác do pháp luật quy định.
Lưu ý: Việc chiếm hữu tài sản không thuộc các trường hợp trên là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là gì? Người phát hiện tài sản bị chìm đắm có được xem là chiếm hữu có căn cứ pháp luật không? (Hình từ Internet)
Người phát hiện tài sản bị chìm đắm có được xem là chiếm hữu có căn cứ pháp luật không? Có thể sở hữu tài sản đó không?
Như đã nêu trên thì trường hợp người nào phát hiện và giữ tài sản bị chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định Bộ luật Dân sự 2015, quy định khác của pháp luật có liên quan được xem là chiếm hữu có căn cứ pháp luật.
Và tại Điều 221 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Căn cứ xác lập quyền sở hữu
Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp sau đây:
1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
2. Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
3. Thu hoa lợi, lợi tức.
4. Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.
5. Được thừa kế.
6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.
7. Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
8. Trường hợp khác do luật quy định.
Như vậy, người phát hiện tài sản bị chìm đắm được xem là chiếm hữu có căn cứ pháp luật có thể sở hữu tài sản đó theo các điều kiện do pháp luật quy định.
Việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chìm đắm được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 229 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc xác lập quyền sở hữu đối với tài sản bị chìm đắm cụ thể như sau:
- Người phát hiện tài sản bị chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu.
Nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Tài sản bị chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:
+ Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định Luật Di sản văn hóa 2001 thì thuộc về Nhà nước. Người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;
+ Tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định Luật Di sản văn hóa 2001 mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy.
Nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.
Hiện nay, tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở hiện nay là 2.340.000 đồng/tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia được quy định thế nào? Quy định về việc quản lý các vấn đề liên quan đến tài khoản?
- Thu hồi sản phẩm là gì? Khi thông báo bằng văn bản về việc thu hồi sản phẩm thì chủ sản phẩm có trách nhiệm gì?
- Trong tố tụng hình sự, người bào chữa có thể đồng thời là người giám định trong cùng một vụ án hình sự không?
- Khách du lịch nội địa có bao gồm người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch không? Quyền của khách du lịch nội địa là gì?
- Bị chồng đánh đập có được trợ giúp pháp lý không? Nhờ bố mẹ yêu cầu trợ giúp pháp lý có được không?