Chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu của các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ gồm những chi phí nào?
- Chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu của các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ gồm những chi phí nào?
- Sử dụng chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu của các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
- Xác định chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu của các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ dựa vào những căn cứ nào?
Chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu của các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ gồm những chi phí nào?
Tại Điều 4 Thông tư 190/2015/TT-BTC quy định chi phí trong quá trình lựa chọn như sau:
Chi phí trong quá trình lựa chọn
1. Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời nhà thầu sơ tuyển.
2. Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
3. Chi phí thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.
4. Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
5. Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển.
6. Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
7. Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.
Theo đó, chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu của các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ gồm những chi phí sau:
- Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời nhà thầu sơ tuyển.
- Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
- Chi phí thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển.
- Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
- Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển.
- Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
- Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.
Sử dụng chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu của các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 190/2015/TT-BTC quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý, sử dụng chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu
1. Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan quản lý, sử dụng các khoản chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu của các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ phải đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả.
2. Việc tạm ứng, thanh toán, quyết toán chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan.
Theo đó, sử dụng chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu của các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan quản lý, sử dụng các khoản chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu của các dự án đầu tư sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ phải đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả.
- Việc tạm ứng, thanh toán, quyết toán chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn trái phiếu Chính phủ quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan.
Vốn trái phiếu Chính phủ (Hình từ Internet)
Xác định chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu của các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ dựa vào những căn cứ nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 190/2015/TT-BTC quy định căn cứ xác định chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu như sau:
Căn cứ xác định chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu
1. Quyết định đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án; quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
2. Quy mô, tính chất và dự toán của gói thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
3. Định mức chi phí lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Nghị định số 32/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng;
4. Đối với các gói thầu thuộc các dự án không có cấu phần xây dựng, thiết bị và chưa có định mức được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án lập dự toán để xác định mức chi phí trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, xác định chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu của các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ dựa vào những căn cứ sau:
- Quyết định đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án; quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
- Quy mô, tính chất và dự toán của gói thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Định mức chi phí lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Nghị định 32/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Tuy nhiên văn bản này đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Nghị định 10/2021/NĐ-CP.
- Đối với các gói thầu thuộc các dự án không có cấu phần xây dựng, thiết bị và chưa có định mức được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án lập dự toán để xác định mức chi phí trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?