Chế tài đối với tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch khi có hành vi bán không đúng giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ trong cơ sở lưu trú du lịch là gì?
- Chế tài đối với tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch khi có hành vi bán không đúng giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ trong cơ sở lưu trú du lịch là gì?
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật?
- Ủy ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào trong quản lý nhà nước về du lịch?
Chế tài đối với tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch khi có hành vi bán không đúng giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ trong cơ sở lưu trú du lịch là gì?
Tại Điều 10 Nghị định 45/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định về chế tài đối với tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch khi có hành vi bán không đúng giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ trong cơ sở lưu trú du lịch như sau:
Vi phạm quy định chung về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thông báo không đầy đủ các nội dung tới cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú du lịch trước khi đi vào hoạt động theo quy định;
b) Thông báo hoạt động không đúng thời hạn theo quy định;
c) Không niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo trước khi đi vào hoạt động theo quy định;
b) Không thông báo về việc thay đổi tên cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
c) Không thông báo về việc thay đổi quy mô cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
d) Không thông báo về việc thay đổi địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
đ) Không thông báo về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của cơ sở lưu trú du lịch theo quy định.
...
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán không đúng giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ trong cơ sở lưu trú du lịch.
...
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP thì mức phạt trên đây là mức phạt trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, trong trường hợp tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có hành vi bán không đúng giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ trong cơ sở lưu trú du lịch thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Đồng thời, tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi trên.
Chế tài đối với tổ chức kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch khi có hành vi bán không đúng giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ trong cơ sở lưu trú du lịch là gì? (Hình từ Internet)
Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có nghĩa vụ gì theo quy định của pháp luật?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật Du lịch 2017 thì tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch có nghĩa vụ sau đây:
- Bảo đảm duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Du lịch 2017
- Niêm yết công khai giá bán hàng hóa và dịch vụ, nội quy của cơ sở lưu trú du lịch;
- Bồi thường thiệt hại cho khách du lịch theo quy định của pháp luật về dân sự;
- Thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có cơ sở lưu trú du lịch khi có sự thay đổi về tên cơ sở, quy mô, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật;
- Chỉ được sử dụng từ “sao” hoặc hình ảnh ngôi sao để quảng cáo về hạng cơ sở lưu trú du lịch sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch;
- Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán theo quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào trong quản lý nhà nước về du lịch?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật Du lịch 2017 thì trong quản lý nhà nước về du lịch Ủy ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư để khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương; hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng;
- Quản lý tài nguyên du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch và hướng dẫn du lịch trên địa bàn;
- Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, môi trường, an toàn thực phẩm tại khu du lịch, điểm du lịch, nơi tập trung nhiều khách du lịch;
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân để bảo đảm môi trường du lịch thân thiện, lành mạnh và văn minh;
- Tổ chức bố trí nơi dừng, đỗ cho các phương tiện giao thông đã được cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch để tiếp cận điểm tham quan du lịch, cơ sở lưu trú du lịch; tổ chức rà soát, lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn vào khu du lịch, điểm du lịch;
- Tổ chức tiếp nhận và giải quyết kiến nghị của khách du lịch;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Du lịch 2017.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ phụ trợ trong thị trường điện là gì? Các loại hình dịch vụ phụ trợ cho vận hành hệ thống điện trong thị trường điện?
- Ngày 30 tháng 12 là ngày gì? Ngày 30 tháng 12 là ngày gì ở Việt Nam? Ngày 30 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch?
- Mẫu đề án sáp nhập, chia, tách trường cao đẳng sư phạm, sáp nhập trường cao đẳng vào trường đại học mới nhất?
- Văn bản quy phạm pháp luật tài chính gồm những loại văn bản nào? Thực hiện xây dựng và tổ chức thi hành như nào?
- Mẫu Giấy mời liên hoan cuối năm mới nhất? Tải mẫu? Doanh nghiệp có phải thưởng cho người lao động trong dịp liên hoan cuối năm?