Chế độ với người làm công tác giao liên giai đoạn 1965-1975 như thế nào? Người làm công tác giao liên giai đoạn 1965-1975 2 năm được hưởng trợ cấp một lần và trợ cấp hằng tháng như thế nào?
- Chế độ với người làm công tác giao liên giai đoạn 1965-1975 như thế nào?
- Người làm công tác giao liên giai đoạn 1965-1975 2 năm được hưởng trợ cấp một lần và trợ cấp hằng tháng như thế nào?
- Người làm công tác giao liên giai đoạn 1965-1975 phải làm hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp một lần và trợ cấp hằng tháng ra sao?
Chế độ với người làm công tác giao liên giai đoạn 1965-1975 như thế nào?
Đối với người làm công tác giao liên sẽ được hưởng chế độ theo điểm a khoản 6 Điều 3 Nghị định 112/2017/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965-1975:
Điều kiện áp dụng
Người được hưởng chế độ, chính sách quy định tại Nghị định này phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
1. Được huy động tham gia kháng chiến theo Nghị quyết Đại hội Đoàn Thanh niên nhân dân cách mạng miền Nam lần thứ nhất ngày 26 tháng 3 năm 1965.
2. Tham gia tổ chức thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam do Đoàn Thanh niên nhân dân cách mạng miền Nam hoặc chính quyền cách mạng cấp khu, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã thành lập dưới các hình thức tổ chức như: Đại đội, trung đội, phân đội, tiểu đội, đội hoặc lấy tên đơn vị thanh niên xung phong gắn với địa danh, cấp hành chính.
3. Độ tuổi tham gia thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam từ 16 đến 30 tuổi. Trường hợp đặc biệt dưới 16 tuổi, có sức khỏe tốt, tình nguyện gia nhập thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam và được các đơn vị thanh niên xung phong cơ sở chấp thuận nhưng không dưới 14 tuổi.
4. Có thời gian hoạt động tại cơ sở (xã, ấp, liên xã, liên huyện) từ ngày 26 tháng 3 năm 1965 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.
5. Phương thức hoạt động không tập trung.
6. Thực hiện một trong các nhiệm vụ sau:
a) Làm giao liên dẫn đường, diệt ác ôn và chống tề;
b) Làm công tác địch vận, tổ chức hoạt động liên lạc với những người của cách mạng hoạt động trong tổ chức của địch;
c) Bảo vệ và chăm, nuôi cán bộ cách mạng;
d) Trực tiếp tải thương, tiếp đạn phục vụ lực lượng vũ trang chính quy, và lực lượng vũ trang địa phương;
đ) Trực tiếp vận chuyển vũ khí, lương thực, thực phẩm, thuốc men, tài liệu từ vùng địch chiếm đóng ra căn cứ và ngược lại;
e) Lập ấp, xã chiến đấu, tham gia xây dựng chiến hào, làm đường phục vụ kháng chiến; phá hủy cơ sở hạ tầng, phương tiện, thiết bị phục vụ chiến tranh của địch;
g) Tham gia phục vụ chiến đấu hoặc tham gia phục vụ các chiến trường khi có yêu cầu của cấp trên;
h) Tham gia thực hiện một số nhiệm vụ khác do tổ chức cách mạng phân công.
Theo đó, người thực hiện nhiệm vụ Làm giao liên dẫn đường, diệt ác ôn và chống tề trong giai đoạn 1965-1975 sẽ được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi.
Công tác giao liên (Hình từ internet)
Người làm công tác giao liên giai đoạn 1965-1975 2 năm được hưởng trợ cấp một lần và trợ cấp hằng tháng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định 112/2017/NĐ-CP như sau:
Chế độ trợ cấp một lần
1. Thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định này được hưởng chế độ trợ cấp một lần, tính theo số năm thực tế tham gia thanh niên xung phong cơ sở. Trường hợp có thời gian tham gia thanh niên xung phong cơ sở ở các đợt khác nhau hoặc gián đoạn thì được cộng dồn để tính hưởng chế độ, cụ thể như sau:
a) Từ đủ 02 năm trở xuống, mức trợ cấp một lần bằng 2.500.000 đồng;
b) Trên 02 năm thì từ năm thứ 3 trở đi cứ mỗi năm được cộng thêm 800.000 đồng.
Khi tính thời gian thực hiện chế độ trợ cấp một lần, nếu có tháng lẻ thì từ đủ 6 tháng trở lên được tính tròn một năm, dưới 6 tháng được tính nửa (1/2) năm.
2. Trường hợp thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam có giấy tờ gốc hoặc giấy tờ liên quan quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này nhưng không thể hiện cụ thể thời gian tham gia kháng chiến thì được hưởng mức 2.500.000 đồng.
3. Trường hợp thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam đã từ trần trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì thân nhân của người từ trần được hưởng chế độ trợ cấp một lần bằng 3.600.000 đồng.
Chế độ trợ cấp hằng tháng
Thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam không còn khả năng lao động và sống cô đơn, không nơi nương tựa thì được xét trợ cấp hằng tháng mức 540.000 đồng. Mức trợ cấp này sẽ được điều chỉnh tương ứng khi Chính phủ điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng đối với thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến quy định tại Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, theo quy định trên thì người làm công tác giao liên giai đoạn 1965-1975 2 năm được hưởng trợ cấp một lần từ đủ 02 năm trở xuống, mức trợ cấp một lần bằng 2.500.000 đồng.
Bên cạnh đó, mức trợ cấp hằng tháng sẽ là cấp hằng tháng mức 540.000 đồng.
Người làm công tác giao liên giai đoạn 1965-1975 phải làm hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp một lần và trợ cấp hằng tháng ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 112/2017/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp một lần, chế độ trợ cấp hằng tháng
1. Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp một lần:
a) Bản khai của đối tượng theo Mẫu số 1A hoặc thân nhân đối tượng (đối với đối tượng đã từ trần) theo Mẫu số 1B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây chứng minh là thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam: Lý lịch cán bộ, công chức, viên chức hoặc lý lịch đảng viên khai trước năm 1995 trong đó có thể hiện thời gian tham gia thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp như: Giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị quản lý thanh niên xung phong; Giấy chuyển thương, chuyển viện, phiếu sức khỏe; Giấy khen trong thời gian tham gia lực lượng thanh niên xung phong; Giấy chứng nhận tham gia thanh niên xung phong; Giấy điều động công tác, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ;
c) Trường hợp đối tượng không còn một trong các giấy tờ quy định tại điểm b khoản này thì phải có bản xác nhận của ít nhất 02 người làm chứng là những người trực tiếp huy động, tổ chức, quản lý thanh niên xung phong hoặc đồng đội của thanh niên xung phong trong đơn vị từ cấp đại đội trở xuống đã được công nhận là thanh niên xung phong theo Mẫu số 2 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
d) Trường hợp đối tượng không còn một trong các giấy tờ quy định tại điểm b khoản này và không có 02 người làm chứng xác nhận theo quy định tại điểm c khoản này thì đối tượng phải có đơn đề nghị theo Mẫu số 3A gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thanh niên xung phong cơ sở hoạt động xác nhận, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thanh niên xung phong cơ sở hoạt động có trách nhiệm xác nhận theo Mẫu số 3B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đối với đối tượng tham gia thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam hiện đăng ký thường trú ở địa phương khác.
2. Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng:
a) Bản khai của đối tượng theo Mẫu số 4 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Một trong các giấy tờ chứng minh là thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều này;
c) Giấy khám sức khỏe theo quy định hiện hành.
Như vậy, người làm công tác giao liên giai đoạn 1965-1975 phải làm hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp một lần và trợ cấp hằng tháng thực hiện theo quy định trên. Thông tin đến bạn đọc tham khảo thêm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?
- Nội dung kiểm tra hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất gồm những gì?