Chế độ phụ cấp đặc thù áp dụng cho đối tượng nhà giáo nào dạy tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập?
- Chế độ phụ cấp đặc thù áp dụng cho đối tượng nhà giáo nào dạy tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập?
- Cách tính phụ cấp đặc thù cho nhà giáo giảng dạy tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thế nào?
- Kinh phí để thực hiện chế độ phụ cấp đặc thù cho nhà giáo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được lấy từ đâu?
Chế độ phụ cấp đặc thù áp dụng cho đối tượng nhà giáo nào dạy tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 113/2015/NĐ-CP có quy định chế độ phụ cấp đặc thù áp dụng cho nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo là nghệ nhân ưu tú trở lên hoặc người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
Và theo Điều 2 Nghị định 113/2015/NĐ-CP có giải thích một số nội dung như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dạy tích hợp là vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trong một bài học/học phần/mô đun/môn học.
2. Người có trình độ kỹ năng nghề cao là người có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4 trở lên hoặc bậc thợ 5/6, 6/7 trở lên.
3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, lớp học dành riêng cho người khuyết tật là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, lớp học có từ 70% trở lên số học viên là người khuyết tật.
4. Lớp hòa nhập là lớp học thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập có từ 5% đến dưới 70% số học viên là người khuyết tật.
Theo đó thì dạy tích hợp được hiểu là vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành trong một bài học/học phần/mô đun/môn học.
Người có trình độ kỹ năng nghề cao là người có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4 trở lên hoặc bậc thợ 5/6, 6/7 trở lên.
Chế độ phụ cấp đặc thù áp dụng cho đối tượng nhà giáo nào dạy tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập? (Hình từ Internet)
Cách tính phụ cấp đặc thù cho nhà giáo giảng dạy tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH có hướng dẫn Việc tính, hưởng phụ cấp đặc thù hằng tháng đối với nhà giáo dạy tích hợp; nhà giáo dạy thực hành có một trong các danh hiệu, chứng chỉ, chứng nhận sau trở lên: nghệ nhân ưu tú, chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 4, chứng nhận bậc thợ 5/6, 6/7 do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật như sau:
Tiền phụ cấp đặc thù = {[Hệ số lương theo ngạch, hạng, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng] x Mức lương cơ sở}/ (Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm /12 tháng) x Số giờ dạy tích hợp, dạy thực hành thực tế trong tháng x 10%.
Ví dụ 1: Nhà giáo A là Trưởng khoa, giảng dạy tích hợp trong trường cao đẳng; hệ số lương hiện hưởng 4,98; hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,45; mức phụ cấp thâm niên vượt khung hiện hưởng 5%; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng; định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm là 450 giờ; số giờ dạy tích hợp thực tế trong tháng là 20 giờ. Tiền phụ cấp đặc thù mà nhà giáo A được hưởng hằng tháng tính như sau:
Tiền phụ cấp đặc thù = [(4,98 + 0,45 + 5% x 4,98) x 1.300.000 đồng] / (450 giờ/12 tháng) x 20 giờ x 10% = 393.744 đồng.
Ví dụ 2: Nhà giáo B là nhà giáo dạy thực hành trong trường cao đẳng; có chứng nhận bậc thợ 6/7; hệ số lương hiện hưởng 3,66; mức lương cơ sở 1.300.000 đồng; định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm là 400 giờ; số giờ dạy thực hành thực tế trong tháng là 35 giờ. Tiền phụ cấp đặc thù mà nhà giáo B được hưởng hằng tháng tính như sau:
Tiền phụ cấp đặc thù = (3,66 x 1.300.000 đồng) / (400 giờ /12 tháng) x 35 giờ x 10% = 499.590 đồng.
Lưu ý: Tại Điều 6 Nghị định 113/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
- Phụ cấp đặc thù được tính theo số giờ dạy tích hợp, dạy thực hành thực tế.
- Phụ cấp đặc thù được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Kinh phí để thực hiện chế độ phụ cấp đặc thù cho nhà giáo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được lấy từ đâu?
Theo Điều 7 Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH quy định về nguồn kinh phí để thực hiện chế độ phụ cấp đặc thù cho nhà giáo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập như sau:
- Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Kinh phí thực hiện các chế độ phụ cấp do ngân sách nhà nước đảm bảo và giao trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành;
- Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên: Kinh phí thực hiện các chế độ phụ cấp được đảm bảo từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và nguồn ngân sách nhà nước cấp theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành;
- Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên: Kinh phí thực hiện các chế độ phụ cấp được đảm bảo từ nguồn thu tự đảm bảo kinh phí hoạt động của đơn vị;
- Các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, xét duyệt và tổng hợp báo cáo nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện các chế độ phụ cấp nhà giáo vào nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương theo các quy định hiện hành về việc xác định nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở hàng năm và gửi cơ quan tài chính xem xét, thẩm định theo quy định.
* Việc lập và phân bổ dự toán, quản lý sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành của Luật ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không có nhà trên đất nhưng có sổ đỏ có được mua điện sinh hoạt không? Bên bán điện có quyền ngừng cấp điện khi chậm trả tiền điện không?
- 06 biểu mẫu trong quy trình cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo Nghị định 175? File tải về?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài hết hiệu lực trong trường hợp nào theo Nghị định 175?
- Để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng hạng 1 phải đáp ứng điều kiện gì về kinh nghiệm nghề nghiệp?
- Mẫu sổ quỹ tiền mặt áp dụng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền mẫu?