Chạy xe chậm mà còn không đi bên phải có vi phạm phát luật hay không? Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có được quyền xử phạt không?
Chạy xe chậm mà còn không đi bên phải có vi phạm phát luật hay không?
Vấn đề thứ nhất: Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự theo khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008.
Bên cạnh đó thì, tại khoản 1 Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về quy tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ như sau:
Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
...
Như vậy, theo quy tắc thì người tham gia giao thông (cụ thể là người chạy xe máy) phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định.
Vấn đề thứ 2: Theo điểm d khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, có cụm từ bị thay thế bởi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
b) Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;
c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
d) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông;
đ) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;
e) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;
g) Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên;
h) Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định này;
...
Như vậy, đối chiếu những quy định từ vấn đề 1 và vấn đề 2 ta thấy được rằng. Người nào chạy xe máy chậm mà còn không đi bên phải là vi phạm quy tắc chung khi tham gia giao thông.
Bên cạnh đó, chạy xe chậm (xe máy) thuộc trường hợp trên đây cũng là hành vi vi phạm phát luật về quy tắc giao thông đường bộ và bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
Chạy xe chậm mà còn không đi bên phải có vi phạm phát luật hay không? Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân xã có được quyền xử phạt không? (Hình từ Internet)
Gặp người chạy xe chậm mà còn không đi bên phải Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có được quyền xử phạt không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 75 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
...
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt cụ thể là hành vi chạy xe chậm mà còn không đi bên phải.
Như vậy, khi gặp người chạy xe chậm mà còn không đi bên phải là hành vi vi phạm và mức phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
Vậy nên, trường hợp này Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã hoàn toàn có thẩm quyền xử phạt.
Những nguyên tắc hoạt động nào cần phải đảm bảo trong giao thông đường bộ?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định thì những nguyên tắc hoạt động nào cần phải đảm bảo trong giao thông đường bộ sau đây:
Nguyên tắc 1. Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
Nguyên tắc 2. Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.
Nguyên tắc 3. Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.
Nguyên tắc 4. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Nguyên tắc 5. Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Nguyên tắc 6. Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tài khoản đăng nhập vào Cổng Dịch vụ công quốc gia qua địa chỉ csdl dichvucong gov vn để cập nhật và công khai dữ liệu thủ tục hành chính?
- Quyết định cho phép thành lập hội hết hiệu lực khi nào? Quyết định cho phép thành lập hội hết hiệu lực thì thực hiện thế nào?
- Cách tính tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 2024? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 khi tinh gọn bộ máy?
- Thông tư 29/2024 quy định về dạy thêm, học thêm thế nào? Tải về Thông tư 29/2024 quy định về dạy thêm, học thêm ở đâu?
- Lái xe lạng lách đánh võng bị phạt bao nhiêu từ 2025? Nguyên tắc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ?