Chất thải rắn là gì? Việc quản lý chất thải rắn được quy định như thế nào? Người dân không phân loại rác có bị xử lý không?
Chất thải rắn là gì?
Theo khoản 19 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 định nghĩa về chất thải rắn như sau: Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải
Quy định về quản lý chất thải rắn như thế nào?
* Quy định chung đối với quản lý chất thải được quy định tại Điều 72 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
- Chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy;
- Chủ nguồn thải chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường có trách nhiệm tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp để xử lý;
- Chủ nguồn thải chất thải công nghiệp phải kiểm soát có trách nhiệm phân định chất thải là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường thông qua hoạt động lấy, phân tích mẫu do cơ sở có chức năng, đủ năng lực thực hiện theo quy định của pháp luật Chất thải công nghiệp sau khi phân định phải được quản lý theo quy định của pháp luật;
- Chất thải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quản lý như sản phẩm, hàng hóa và được phép sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất;
- Tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý có trách nhiệm vận chuyển chất thải đến cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân vận chuyển khác để vận chuyển đến cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp;
- Việc quản lý chất thải phóng xạ được thực hiện theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử.
- Tổ chức, cá nhân có phát sinh chất thải có trách nhiệm áp dụng giải pháp tiết kiệm tài nguyên, năng lượng; sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu thân thiện môi trường, năng lượng tái tạo; áp dụng công nghệ, chương trình sản xuất sạch hơn, kiểm soát môi trường và các biện pháp khác để giảm thiểu phát sinh chất thải; cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia khi chuyển giao chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý cho cơ sở có giấy phép môi trường phù hợp.
- Nhà nước có chính sách xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng từ quá trình xử lý chất thải; áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất nhằm giảm thiểu, kiểm soát chất thải thứ cấp phát sinh, hạn chế tối đa lượng chất thải rắn phải chôn lấp; khuyến khích đồng xử lý chất thải, sử dụng chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu thay thế.
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường; yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý chất thải trên địa bàn; ban hành quy định về quản lý chất thải và thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải theo quy định của pháp luật.
- Chính phủ quy định chi tiết về phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải.
* Quy định về quản lý chất thải rắn theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 được chia thành hai nhóm, cụ thể:
- Quy định đối với quản lý chất thải rắn sinh hoạt, bao gồm:
+ Đảm bảo quy định về phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt theo Điều 75;
+ Có các điểm tập kết, tạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt quy định tại Điều 76;
+ Tuân thủ các nguyên tắc, quy định trong việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo Điều 77;
+ Đảm bảo chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng công nghệ phù hợp, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo Điều 78;
+ Về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại Điều 79 được tính toán dựa vào các căn cứ:
(i) Phù hợp với quy định của pháp luật về giá;
(ii) Dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại;
(iii) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại riêng thì không phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý.
+ Thực hiện xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt quy định tại Điều 80.
- Quy định đối với việc quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường:
+ Thực hiện phân loại, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường theo Điều 81;
+ Thực hiện xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường được quy định tại Điều 82.
Quản lý chất thải rắn
Không thực hiện phân loại rác sinh hoạt có bị xử lý không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 45/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 25/05/2022) quy định như sau:
Vi phạm các quy định về phân loại, thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, đổ, đốt, xử lý chất thải rắn thông thường
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định.
...
Theo quy định trên. hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định thì sẽ bị xử phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Như vậy, chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải, được thực quản lý theo các quy định chung đối với chất thải và các quy định riêng đối với mỗi loại chất thải rắn.
Bên cạnh đó, hành vi không thực hiện phân loại rác sinh hoạt sẽ thuộc trường hợp vi phạm về không phân loại, không lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định 45/2022/NĐ-CP (trước đây được quy định tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP) quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cụ thể là bị phạt tiền như trên.
Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện.
Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP.
Trước đây, theo khoản 4 Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP (Hết hiệu lực 25/8/2022) quy định về việc xử lý vi phạm đối với hành vi không phân loại, không lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định, cụ thể mức phạt như sau:
Vi phạm các quy định về vệ sinh nơi công cộng; thu gom, vận chuyển, chôn, lấp, xử lý, thải rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường
...
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại, không lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không ký hợp đồng hoặc không chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.
13. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?