Chặt hạ cây xanh đô thị là cây bảo tồn mà không có giấy phép thì bị phạt bao nhiêu tiền? Cây xanh đô thị được bảo vệ như thế nào?
Chặt hạ cây xanh đô thị là cây bảo tồn thì phải xin cấp giấy phép mới được thực hiện chặt hạ đúng không?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định về chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị như sau:
Chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị
1. Điều kiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị:
a) Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm;
b) Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn;
c) Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Các trường hợp chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải có giấy phép:
a) Cây xanh thuộc danh mục cây bảo tồn;
b) Cây bóng mát trên đường phố;
c) Cây bóng mát; cây bảo tồn; cây đã được đánh số, treo biển trong công viên, vườn hoa, các khu vực công cộng và các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình;
d) Cây bóng mát có chiều cao từ 10 m trở lên; cây bảo tồn trong khuôn viên của các tổ chức, cá nhân.
3. Các trường hợp được miễn giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị là: chặt hạ ngay cho tình thế khẩn cấp, do thiên tai hoặc cây đã chết, đã bị đổ gãy. Trước khi chặt hạ, dịch chuyển phải có biên bản, ảnh chụp hiện trạng và phải báo cáo lại cơ quan quản lý cây xanh đô thị chậm nhất trong vòng 10 ngày kể từ ngày thực hiện xong.
...
Như vậy, theo quy định trên, trong trường hợp chặt hạ cây xanh đô thị là cây bảo tồn thì phải xin cấp giấy phép mới được thực hiện chặt hạ, trừ trường hợp chặt hạ ngay cho tình thế khẩn cấp, do thiên tai hoặc cây đã chết, đã bị đổ gãy thì được miễn giấy phép.
Theo đó, để được chặt hạ cây xanh đô thị là cây bảo tồn thì phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:
(1) Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm;
(2) Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn;
(3) Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
Chặt hạ cây xanh đô thị là cây bảo tồn mà không có giấy phép thì bị phạt bao nhiêu tiền? Chặt hạ cây xanh đô thị là cây bảo tồn phải xin cấp giấy phép? (Hình từ Internet)
Chặt hạ cây xanh đô thị là cây bảo tồn mà không có giấy phép thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định về hành vi bị cấm như sau:
Các hành vi bị cấm
...
3. Tự ý chặt hạ, dịch chuyển, chặt nhánh, tỉa cành, đào gốc, chặt rễ cây xanh khi chưa được cấp phép.
...
Theo đó, hành vi tự ý chặt hạ, dịch chuyển, chặt nhánh, tỉa cành, đào gốc, chặt rễ cây xanh khi chưa được cấp phép là hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật.
Tiếp đó, căn cứ theo khoản 3 Điều 54 Nghị định 16/2022/NĐ-CP thì hành vi chặt hạ cây xanh đô thị là cây bảo tồn mà không có giấy phép được xử phạt theo quy định như sau:
Vi phạm quy định về bảo vệ cây xanh, công viên và vườn hoa
...
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự ý chặt hạ, dịch chuyển, đào gốc cây xanh đô thị hoặc chặt rễ cây xanh khi chưa được cấp phép.
...
Như vậy, trường chặt hạ cây xanh đô thị là cây bảo tồn mà không có giấy phép thì có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức, đối với hành vi chặt hạ cây xanh đô thị là cây bảo tồn của cá nhân thì bị phạt bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).
Cây xanh đô thị được bảo vệ như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Bảo vệ cây xanh đô thị
1. Cây xanh đô thị phải được giữ gìn, bảo vệ và kiểm tra thường xuyên
2. Mọi tổ chức và cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ cây xanh trong đô thị đồng thời thông báo cho Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý để có biện pháp xử lý.
3. Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý có trách nhiệm tổ chức bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm về cây xanh đô thị; tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về bảo vệ cây xanh đô thị có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
4. Đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh đô thị có trách nhiệm bảo vệ cây xanh đô thị trên địa bàn được giao theo hợp đồng với cơ quan quản lý cây xanh đô thị theo phân cấp.
Như vậy, cây xanh đô thị được bảo vệ như sau:
(1) Cây xanh đô thị phải được giữ gìn, bảo vệ và kiểm tra thường xuyên
(2) Mọi tổ chức và cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ cây xanh trong đô thị đồng thời thông báo cho Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý để có biện pháp xử lý.
(3) Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý có trách nhiệm tổ chức bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm về cây xanh đô thị; tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về bảo vệ cây xanh đô thị có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
(4) Đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh đô thị có trách nhiệm bảo vệ cây xanh đô thị trên địa bàn được giao theo hợp đồng với cơ quan quản lý cây xanh đô thị theo phân cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán? Tải về Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán chi tiết?
- Ngày 26 Tết Âm lịch tới Tết Âm lịch Ất Tỵ đếm ngược? Ngày 26 Tết Âm lịch: CBCCVC chính thức được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ?
- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nồng độ cồn, ma túy dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ? Bị phạt bao nhiêu?
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử khi bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là khi nào?
- Mẫu bản cam kết của tổ thẩm định đấu thầu mới nhất theo Thông tư 07? Tải về file word mẫu bản cam kết?