Cây cổ thụ được hiểu là như thế nào? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ cây cổ thụ gồm các giấy tờ nào?
Cây cổ thụ là gì?
Cây cổ thụ được giải thích tại khoản 6 Điều 2 Nghị định 64/2010/NĐ-CP thì cây cổ thụ là cây thân gỗ lâu năm được trồng hoặc mọc tự nhiên, có độ tuổi tối thiểu 50 năm hoặc cây có đường kính từ 50 cm trở lên tại chiều cao 1,3 m của cây.
Tại khoản 7 Điều 2 Nghị định 64/2010/NĐ-CP thì cây được bảo tồn là cây cổ thụ, cây thuộc danh mục loài cây quý hiếm, cây được liệt kê trong sách đỏ thực vật Việt Nam, cây được công nhận có giá trị lịch sử văn hóa.
Như vậy, theo quy định trên thì cây cổ thụ là một loại cây được bảo tồn.
Cây cổ thụ được hiểu là như thế nào? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ cây cổ thụ gồm các giấy tờ nào? (Hình từ Internet)
Cây cổ thụ trong đô thị được chăm sóc như thế nào?
Cây cổ thụ trong đô thị được chăm sóc theo quy định tại Điều 17 Nghị định 64/2010/NĐ-CP như sau:
- Các loại cây được bảo tồn phải thống kê về số lượng, chất lượng, đánh số cây, treo biển tên, lập hồ sơ, đồng thời phải có chế độ chăm sóc đặc biệt và bảo vệ cho từng cây để phục vụ công tác bảo tồn.
- Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý ban hành danh mục cây cần được bảo tồn trên địa bàn do mình quản lý.
Việc chặt hạ cây cổ thụ có cần phải có giấy phép không?
Việc chặt hạ cây cổ thụ có cần phải có giấy phép không, thì theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 Nghị định 64/2010/NĐ-CP như sau:
Chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị
1. Điều kiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị:
a) Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm;
b) Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn;
c) Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Các trường hợp chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải có giấy phép:
a) Cây xanh thuộc danh mục cây bảo tồn;
b) Cây bóng mát trên đường phố;
c) Cây bóng mát; cây bảo tồn; cây đã được đánh số, treo biển trong công viên, vườn hoa, các khu vực công cộng và các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình;
d) Cây bóng mát có chiều cao từ 10 m trở lên; cây bảo tồn trong khuôn viên của các tổ chức, cá nhân.
3. Các trường hợp được miễn giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị là: chặt hạ ngay cho tình thế khẩn cấp, do thiên tai hoặc cây đã chết, đã bị đổ gãy. Trước khi chặt hạ, dịch chuyển phải có biên bản, ảnh chụp hiện trạng và phải báo cáo lại cơ quan quản lý cây xanh đô thị chậm nhất trong vòng 10 ngày kể từ ngày thực hiện xong.
…
Theo quy định trên thì cây cổ thụ là cây được bảo tồn. Cho nên việc chặt hạ cây cổ thụ phải có giấy phép.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ cây cổ thụ gồm các giấy tờ nào?
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ cây cổ thụ gồm các giấy tờ được quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 64/2010/NĐ-CP như sau:
Chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị
…
4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị bao gồm:
a) Đơn đề nghị nêu rõ vị trí chặt hạ, dịch chuyển; kích thước, loại cây và lý do cần chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị;
b) Sơ đồ vị trí cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển;
c) Ảnh chụp hiện trạng cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển.
5. Tiếp nhận hồ sơ và thời gian giải quyết cấp giấy phép
a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị được nộp tại cơ quan quản lý cây xanh đô thị theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Thời gian giải quyết cho việc cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển tối đa không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép và giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II của Nghị định này.
7. Thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị
a) Thời hạn để thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị không quá 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép;
b) Đối với việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh trong các dự án đầu tư xây dựng công trình phải được thực hiện theo tiến độ thực hiện dự án;
c) Trước khi triển khai việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh, tổ chức hoặc cá nhân thực hiện phải thông báo cho chính quyền địa phương;
d) Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị trong các khu vực công cộng và trong các khuôn viên của tổ chức, cá nhân quản lý phải bảo đảm quy trình kỹ thuật, an toàn cho người và tài sản
…
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ cây cổ thụ gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị nêu rõ vị trí chặt hạ, dịch chuyển; kích thước, loại cây và lý do cần chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị;
- Sơ đồ vị trí cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển;
- Ảnh chụp hiện trạng cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?
- 29 11 là ngày Black Friday đúng không? Black Friday 2024 vào thứ mấy? Black Friday người lao động có được nghỉ làm không?
- Mẫu bảng thanh toán tiền làm thêm giờ theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất và hướng dẫn cách ghi?