Chất chuẩn trong hoạt động đo lường được hiểu như thế nào? Yêu cầu đối với chất chuẩn trong hoạt động đo lường được quy định ra sao?
Chất chuẩn trong hoạt động đo lường được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Luật Đo lường 2011 giải thích như sau:
Chuẩn đo lường là phương tiện kỹ thuật để thể hiện, duy trì đơn vị đo của đại lượng đo và được dùng làm chuẩn để so sánh với phương tiện đo hoặc chuẩn đo lường khác.
Chất chuẩn là một loại chuẩn đo lường đặc biệt có độ đồng nhất và ổn định nhất định đối với một hoặc một số thuộc tính. Chất chuẩn được sử dụng để hiệu chuẩn, kiểm định thiết bị, phương tiện đo, đánh giá phương pháp đo hoặc để xác định giá trị về thành phần, tính chất của vật liệu hoặc chất khác.
Theo đó, chất chuẩn là một loại chuẩn đo lường đặc biệt có độ đồng nhất và ổn định nhất định đối với một hoặc một số thuộc tính.
Chất chuẩn được sử dụng để hiệu chuẩn, kiểm định thiết bị, phương tiện đo, đánh giá phương pháp đo hoặc để xác định giá trị về thành phần, tính chất của vật liệu hoặc chất khác.
Chất chuẩn trong hoạt động đo lường (Hình từ Internet)
Yêu cầu đối với chất chuẩn trong hoạt động đo lường được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Luật Đo lường 2011 quy định như sau:
Yêu cầu đối với chất chuẩn
1. Chất chuẩn phải bảo đảm tuân thủ yêu cầu đối với chuẩn đo lường quy định tại các điều 11, 12 và 14 của Luật này và các yêu cầu sau đây:
a) Bảo đảm độ đồng nhất, độ ổn định và giá trị thuộc tính của chất chuẩn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được công bố hoặc quy định;
b) Phải được xác nhận giá trị thuộc tính của chất chuẩn cùng với độ không đảm bảo đo của giá trị thuộc tính này;
c) Việc xác nhận giá trị thuộc tính của chất chuẩn được thực hiện thông qua thử nghiệm hoặc so sánh tại tổ chức thử nghiệm.
....
Tại Điều 11 Luật Đo lường 2011 quy định về yêu cầu cơ bản đối với chuẩn đo lường như sau:
Yêu cầu cơ bản đối với chuẩn đo lường
1. Yêu cầu kỹ thuật đo lường cơ bản của chuẩn đo lường phải được thể hiện trên chuẩn đo lường hoặc ghi trên nhãn hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo.
2. Đặc tính kỹ thuật đo lường của chuẩn đo lường phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố hoặc được cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng.
Căn cứ theo Điều 12 Luật Đo lường 2011, được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 1 Điều 16 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định như sau:
Yêu cầu đối với chuẩn quốc gia
1. Đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 11 của Luật này.
2. Chuẩn quốc gia phải được thiết lập theo kế hoạch phát triển chuẩn quốc gia.
3. Chuẩn quốc gia phải được phê duyệt; duy trì, bảo quản, sử dụng tại tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia.
4. Chuẩn quốc gia phải được định kỳ hiệu chuẩn hoặc so sánh với chuẩn quốc tế hoặc với chuẩn quốc gia của nước ngoài đã được hiệu chuẩn hoặc đã được so sánh với chuẩn quốc tế.
Việc hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia do tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia thực hiện.
5. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển chuẩn quốc gia.
6. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia; quy định chi tiết khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Căn cứ theo Điều 14 Luật Đo lường 2011 quy định như sau:
Yêu cầu đối với chuẩn chính, chuẩn công tác
1. Đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 11 của Luật này.
2. Chuẩn chính, chuẩn công tác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương hoặc tổ chức tự thiết lập.
3. Việc duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn chính, chuẩn công tác được thực hiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương hoặc của người đứng đầu tổ chức giữ chuẩn đo lường này.
4. Đặc tính kỹ thuật đo lường của chuẩn chính, chuẩn công tác phải bảo đảm phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được công bố thông qua việc định kỳ hiệu chuẩn hoặc so sánh với chuẩn quốc gia hoặc với chuẩn đo lường có độ chính xác cao hơn đã được hiệu chuẩn.
5. Việc hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn chính, chuẩn công tác phải được thực hiện tại tổ chức hiệu chuẩn đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 25 của Luật này.
6. Chuẩn công tác dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo quy định tại khoản 2 Điều 16 phải được hiệu chuẩn tại tổ chức hiệu chuẩn được chỉ định và phải được chứng nhận phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường.
7. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc chứng nhận chuẩn công tác tại khoản 6 Điều này.
Như vậy, chất chuẩn phải bảo đảm tuân thủ yêu cầu đối với chuẩn đo lường quy định tại các Điều 11, 12 và Điều 14 được quy định cụ thể trên và các yêu cầu sau đây:
- Bảo đảm độ đồng nhất, độ ổn định và giá trị thuộc tính của chất chuẩn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được công bố hoặc quy định;
- Phải được xác nhận giá trị thuộc tính của chất chuẩn cùng với độ không đảm bảo đo của giá trị thuộc tính này;
- Việc xác nhận giá trị thuộc tính của chất chuẩn được thực hiện thông qua thử nghiệm hoặc so sánh tại tổ chức thử nghiệm.
Chất chuẩn dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo phải được chứng nhận như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Luật Đo lường 2011 quy định như sau:
Yêu cầu đối với chất chuẩn
...
2. Chất chuẩn dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo quy định tại khoản 2 Điều 16 phải được chứng nhận theo quy định tại khoản 7 Điều 14 của Luật này.
Theo đó, chất chuẩn dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo phải được chứng nhận do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là bao lâu?
- Tốt nghiệp trung học phổ thông có được tham dự kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản?
- Cơ sở y tế có được lưu giữ chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế theo quy định của pháp luật hiện nay hay không?
- Quỹ Hỗ trợ đầu tư là gì? Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quỹ Hỗ trợ đầu tư quy định như thế nào?
- Phạm vi hoạt động của tổ chức kiểm định xây dựng hạng 2 như thế nào? Chứng chỉ năng lực của tổ chức kiểm định xây dựng hạng 2 bị thu hồi khi nào?