Chấp hành viên có được thực hiện việc thi hành án dân sự đối với người thân của mình hay không?
Chấp hành viên có được thực hiện việc thi hành án dân sự đối với người thân của mình hay không?
Việc chấp hành viên có được thực hiện việc thi hành án dân sự đối với người thân của mình không, theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Luật Thi hành án dân sự 2008 như sau:
Những việc Chấp hành viên không được làm
1. Những việc mà pháp luật quy định công chức không được làm.
2. Tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật.
3. Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc thi hành án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm thi hành án.
4. Sử dụng trái phép vật chứng, tiền, tài sản thi hành án.
5. Thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây:
a) Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
b) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;
c) Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
6. Sử dụng thẻ Chấp hành viên, trang phục, phù hiệu thi hành án, công cụ hỗ trợ để làm những việc không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
7. Sách nhiễu, gây phiền hà cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thi hành án.
8. Cố ý thi hành trái nội dung bản án, quyết định; trì hoãn hoặc kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án được giao không có căn cứ pháp luật.
Theo quy định trên, chấp hành viên không được thực hiện việc thi hành án dân sự đối với người thân của mình là những người sau:
- Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi.
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên.
- Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
Chấp hành viên (Hình từ Internet)
Đương sự có quyền yêu cầu thay đổi Chấp hành viên thi hành án dân sự không?
Trường hợp đương sự có quyền yêu cầu thay đổi Chấp hành viên thi hành án dân sự được quy định tại Điều 10 Nghị định 62/2015/NĐ-CP như sau:
Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên
1. Đương sự có quyền yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp sau đây:
a) Thuộc trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật Thi hành án dân sự;
b) Chấp hành viên đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng trong cùng vụ án đó;
c) Chấp hành viên chậm trễ giải quyết việc thi hành án;
d) Có căn cứ khác cho rằng Chấp hành viên không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
2. Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên phải được lập thành văn bản và gửi Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đang thụ lý vụ việc, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc yêu cầu thay đổi Chấp hành viên. Trường hợp Chấp hành viên đang thi hành vụ việc là Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thì đương sự gửi văn bản đến Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự cấp trên trực tiếp.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu thay đổi Chấp hành viên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc cơ quan quản lý thi hành án dân sự cấp trên phải xem xét, quyết định thay đổi Chấp hành viên; trường hợp không có căn cứ thay đổi Chấp hành viên thì trả lời bằng văn bản cho người đã có yêu cầu thay đổi Chấp hành viên và nêu rõ lý do.
Theo đó, đương sự có quyền yêu cầu thay đổi Chấp hành viên thi hành án dân sự trong những trường hợp sau:
- Thuộc trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật Thi hành án dân sự.
- Chấp hành viên đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng trong cùng vụ án đó.
- Chấp hành viên chậm trễ giải quyết việc thi hành án.
- Có căn cứ khác cho rằng Chấp hành viên không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Chấp hành viên thi hành án dân sự bị cách chức khi nào?
Trường hợp Chấp hành viên thi hành án dân sự bị cách chức được quy định tại Điều 65 Nghị định 62/2015/NĐ-CP như sau:
Cách chức Chấp hành viên
Chấp hành viên có thể bị cách chức Chấp hành viên khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Vi phạm quy định của pháp luật trong quá trình tổ chức thi hành án chưa đến mức bị buộc thôi việc hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng xét thấy cần phải áp dụng hình thức kỷ luật cách chức Chấp hành viên.
2. Vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 21 Luật Thi hành án dân sự mà xét thấy cần thiết phải áp dụng hình thức kỷ luật cách chức Chấp hành viên.
Trình tự, thủ tục xét đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cách chức Chấp hành viên thực hiện theo quy định về kỷ luật đối với cán bộ, công chức.
Như vậy, Chấp hành viên thi hành án dân sự có thể bị cách chức khi thuộc một trong những trường hợp sau:
- Vi phạm quy định của pháp luật trong quá trình tổ chức thi hành án chưa đến mức bị buộc thôi việc hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng xét thấy cần phải áp dụng hình thức kỷ luật cách chức Chấp hành viên.
- Vi phạm nghiêm trọng quy định những việc Chấp hành viên không được làm tại Điều 21 Luật Thi hành án dân sự mà xét thấy cần thiết phải áp dụng hình thức kỷ luật cách chức Chấp hành viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?