Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp là ai? Chánh Văn phòng trực tiếp giải quyết các công việc nào theo quy định?
Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp là ai?
Theo khoản 1 Điều 3 Quy chế làm việc của Văn phòng Bộ Tư pháp do Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 254/QĐ-VP năm 2010 quy định như sau:
Chánh Văn phòng
1. Chánh Văn phòng là người lãnh đạo, quản lý, điều hành Văn phòng và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc quản lý, điều hành Văn phòng. Chánh Văn phòng thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại Điều 6 Quy chế làm việc của Bộ ban hành kèm theo Quyết định số 880/QĐ-BTP ngày 28/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
...
Theo quy định Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp là người lãnh đạo, quản lý, điều hành Văn phòng và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tư pháp và trước pháp luật về việc quản lý, điều hành Văn phòng.
Chánh Văn phòng thực hiện các trách nhiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế làm việc của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2402/QĐ-BTP năm 2017, cụ thể:
Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ
...
2. Chánh Văn phòng Bộ ngoài các trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này còn có trách nhiệm:
a) Tổng hợp, trình Lãnh đạo Bộ, theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện chương trình công tác của Bộ; báo cáo đánh giá công tác hàng tháng, quý, 06 tháng, hàng năm của Bộ; báo cáo tình hình hoạt động của Bộ trong thời gian Bộ trưởng đi công tác từ 02 ngày làm việc trở lên và báo cáo khác theo yêu cầu của Bộ;
b) Giúp Bộ trưởng, các Thứ trưởng trong phối hợp hoạt động của Lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ.
Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp trực tiếp giải quyết các công việc nào?
Theo khoản 2 Điều 3 Quy chế làm việc của Văn phòng Bộ Tư pháp do Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 254/QĐ-VP năm 2010 quy định như sau:
Chánh Văn phòng
...
2. Chánh Văn phòng trực tiếp giải quyết các công việc sau đây:
a) Công việc thuộc lĩnh vực do Chánh Văn phòng trực tiếp phụ trách;
b) Công việc đã giao cho Phó Chánh Văn phòng phụ trách nhưng thấy cần thiết phải giải quyết vì cấp bách hoặc nội dung quan trọng hoặc do Phó Chánh Văn phòng được phân công vắng mặt; những việc các Phó Chánh Văn phòng còn có ý kiến khác nhau;
c) Những công việc khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng, Thứ trưởng giao hoặc uỷ quyền.
...
Theo quy định Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp trực tiếp giải quyết các công việc sau đây:
- Công việc thuộc lĩnh vực do Chánh Văn phòng trực tiếp phụ trách;
- Công việc đã giao cho Phó Chánh Văn phòng phụ trách nhưng thấy cần thiết phải giải quyết vì cấp bách hoặc nội dung quan trọng hoặc do Phó Chánh Văn phòng được phân công vắng mặt; những việc các Phó Chánh Văn phòng còn có ý kiến khác nhau;
- Những công việc khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng, Thứ trưởng giao hoặc uỷ quyền.
Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp là ai? Chánh Văn phòng trực tiếp giải quyết các công việc nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp cần đưa ra thảo luận trong tập thể Lãnh đạo Văn phòng trước khi quyết định các vấn đề gì?
Theo khoản 3 Điều 3 Quy chế làm việc của Văn phòng Bộ Tư pháp do Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 254/QĐ-VP năm 2010 quy định như sau:
Chánh Văn phòng
...
3. Chánh Văn phòng đưa ra thảo luận trong tập thể Lãnh đạo Văn phòng trước khi quyết định các vấn đề sau:
a) Chương trình, kế hoạch công tác; báo cáo tổng kết của Văn phòng;
b) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn; dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Văn phòng chủ trì xây dựng để Bộ trưởng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;
c) Dự toán, quyết toán ngân sách; các phương án đầu tư xây dựng cơ bản đối với những công trình Văn phòng được giao làm chủ đầu tư; chế độ chi tiêu nội bộ; kế hoạch mua sắm tài sản của Văn phòng và của cơ quan Bộ;
d) Công tác tổ chức bộ máy, nhân sự, thi đua, khen thưởng, kỷ luật của Văn phòng;
đ) Những vấn đề khác theo quy định của pháp luật hoặc do Chánh Văn phòng thấy cần thiết phải đưa ra thảo luận trong tập thể Lãnh đạo Văn phòng.
Như vậy, theo quy định thì Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp cần đưa ra thảo luận trong tập thể Lãnh đạo Văn phòng trước khi quyết định các vấn đề sau:
- Chương trình, kế hoạch công tác; báo cáo tổng kết của Văn phòng;
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn; dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Văn phòng chủ trì xây dựng để Bộ trưởng trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;
- Dự toán, quyết toán ngân sách; các phương án đầu tư xây dựng cơ bản đối với những công trình Văn phòng được giao làm chủ đầu tư; chế độ chi tiêu nội bộ; kế hoạch mua sắm tài sản của Văn phòng và của cơ quan Bộ;
- Công tác tổ chức bộ máy, nhân sự, thi đua, khen thưởng, kỷ luật của Văn phòng;
- Những vấn đề khác theo quy định của pháp luật hoặc do Chánh Văn phòng thấy cần thiết phải đưa ra thảo luận trong tập thể Lãnh đạo Văn phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?