Chăn dắt trẻ em đi thổi lửa để xin tiền bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền? Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp nào?

Em ơi cho anh hỏi: Chăn dắt trẻ em đi thổi lửa để xin tiền bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền? Hôm qua anh có coi được một video trong tik tok về việc một anh công an đang tính mời những em nhỏ thổi lửa trên phố đi bộ về làm việc để tìm hiểu các em có đang bị chăn dắt đi xin tiền không, tuy nhiên người dân xung quanh sợ các em bị bắt nên đã giúp các em chạy sang đường và một số thanh niên dùng xe máy chở các em đi. Và việc chăn dắt này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không em? Đây là câu hỏi của anh Minh Tiến đến từ Đà Nẵng.

Chăn dắt trẻ em đi thổi lửa để xin tiền bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?

Căn cứ tại điểm a khoản 2, khoản 5 Điều 23 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về cấm lạm dụng, bóc lột trẻ em, tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em;
b) Tổ chức, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn;
b) Cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Dẫn dắt, rủ rê, xúi giục, dụ dỗ, lôi kéo, kích động, lợi dụng, ép buộc làm trung gian giao dịch hoạt động bóc lột trẻ em;
b) Dẫn dắt, rủ rê, xúi giục, dụ dỗ, lôi kéo, kích động, lợi dụng trẻ em lao động trái quy định của pháp luật;
c) Bắt trẻ em lao động trước tuổi, quá thời gian, làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật hoặc làm việc ở nơi mất an ninh trật tự, có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển của trẻ em. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng trẻ em làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
d) Bóc lột sức lao động trẻ em. Trường hợp người sử dụng lao động lợi dụng danh nghĩa học nghề, tập nghề để bóc lột sức lao động của trẻ em thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này.

Theo đó, chăn dắt trẻ em đi thổi lửa để xin tiền bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Đồng thời, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được và buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi chăn dắt trẻ em đi thổi lửa để xin tiền.

Và mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân. Nếu tổ chức có cùng hành vi sẽ bị xử phạt gấp 02 lần theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP.

Chăn dắt trẻ em

Chăn dắt trẻ em đi thổi lửa để xin tiền (Hình từ Internet)

Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi chăn dắt trẻ em đi thổi lửa để xin tiền không?

Căn cứ theo khoản 15 Điều 37 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Phân định thẩm quyền xử phạt
...
15. Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này.

Và theo khoản 1 Điều 39 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...

Như vậy, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã không có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi chăn dắt trẻ em đi thổi lửa để xin tiền.

Chăn dắt trẻ em đi thổi lửa để xin tiền thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Nếu đối tượng lợi dụng trẻ em để đi ăn xin trục lợi có hành vi chăn dắt ép buộc, đối xử tàn ác, bắt trẻ em làm công việc nặng nhọc, độc hại, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, đánh đập, gây thương tích,… mà đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì các đối tượng này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng ví dụ như:

- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015;

- Tội hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015;

- Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015;

- Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi theo Điều 296 Bộ luật Hình sự 2015.

...

Bộ luật Hình sự 2015 hiện nay chưa có quy định trực tiếp xử lý đối với hành vi chăn dắt trẻ em đi thổi lửa để xin tiền tuy nhiên tùy vào hành vi trong từng trường hợp cụ thể nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo các tội thuộc Bộ luật này thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chăn dắt trẻ em
Trẻ em Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Trẻ em
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Những quy định giao thông liên quan tới trẻ em?
Pháp luật
Lập Giấy khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi thì họ, chữ đệm, tên được xác định như thế nào? Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi được quy định ra sao?
Pháp luật
Hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em có vi phạm pháp luật không? Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu của trẻ em được quy định như thế nào?
Pháp luật
Những loại trò chơi nào ảnh hưởng xấu đến trẻ em? Cho trẻ em sử dụng đồ chơi bạo lực, người mua hay người bán bị phạt và mức phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Cha mẹ ép buộc con nghỉ học để ngồi lề đường xin ăn sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? Sẽ bị hạn chế quyền đối với con?
Pháp luật
Ngày Thế giới Chống Lao động Trẻ em 12/6 được công nhận vào năm nào? Lao động trẻ em có bị cấm trong mọi trường hợp không?
Pháp luật
Ngày 12/6 là Ngày Thế giới Chống Lao động Trẻ em đúng hay không? Thế nào là Lao động Trẻ em theo quy định?
Pháp luật
Tổ chức đại diện tiếng nói nguyện vọng của trẻ em là Đoàn thanh niên đúng không? Trẻ em có bao nhiêu quyền?
Pháp luật
Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi được ban hành nhằm mục đích gì? Trách nhiệm của trường mầm non trong việc triển khai sử dụng Bộ chuẩn?
Pháp luật
Lĩnh vực phát triển thể chất thuộc Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi gồm các chuẩn nào? Chuẩn và chỉ số là gì và được hiểu như thế nào?
Pháp luật
Bộ LĐTB&XH hướng dẫn triển khai tháng hành động vì trẻ em năm 2024? Chủ đề Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chăn dắt trẻ em
2,598 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chăn dắt trẻ em Trẻ em

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chăn dắt trẻ em Xem toàn bộ văn bản về Trẻ em

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào