Chăn cách điện là gì? Có yêu cầu về hình dạng và thiết kế của chăn cách điện theo quy định không?
Chăn cách điện là gì?
Chăn cách điện được giải thích theo tiểu mục 3.3 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9627:2013 (IEC 61112:2009) về Làm việc có điện - Chăn cách điện như sau:
3.3. Chăn cách điện (electrical insulating blanket)
Tấm mềm được làm bằng chất đàn hồi hoặc vật liệu dẻo, được sử dụng để phủ lên các vật dẫn điện hoặc các phần bằng kim loại mang điện, không mang điện hoặc được nối đất.
CHÚ THÍCH: Tấm này có thể có nhiều hình dạng xác định hoặc ở dạng cuộn để người công nhân có thể tùy ý cắt cho phù hợp với ứng dụng cụ thể.
Như vậy, chăn cách điện (electrical insulating blanket) là tấm mềm được làm bằng chất đàn hồi hoặc vật liệu dẻo, được sử dụng để phủ lên các vật dẫn điện hoặc các phần bằng kim loại mang điện, không mang điện hoặc được nối đất.
Tấm này có thể có nhiều hình dạng xác định hoặc ở dạng cuộn để người công nhân có thể tùy ý cắt cho phù hợp với ứng dụng cụ thể.
Chăn cách điện dùng để bảo vệ công nhân tránh tiếp xúc ngẫu nhiên với vật dẫn mang điện hoặc các vật dẫn điện nối đất, thiết bị hoặc mạch điện được nối đất và tránh nối tắt khi lắp đặt điện.
Chăn cách điện là gì? Có yêu cầu về hình dạng và thiết kế của chăn cách điện theo quy định không? (Hình từ Internet)
Chăn cách điện phải được phân loại thế nào?
Quy định chung về chăn cách điện được căn cứ theo quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9627:2013 (IEC 61112:2009) về Làm việc có điện - Chăn cách điện như sau:
4. Các yêu cầu
...
4.1. Quy định chung
Chăn cách điện được thiết kế và chế tạo để góp phần đảm bảo an toàn cho người sử dụng với điều kiện các chăn này được sử dụng bởi những người có kỹ năng, phù hợp với các phương pháp an toàn lao động và các hướng dẫn sử dụng.
4.2. Phân loại
Chăn cách điện được đề cập trong tiêu chuẩn này phải được phân loại như sau:
- theo cấp điện áp: cấp 00, cấp 0, cấp 1, cấp 2, cấp 3 và cấp 4.
- thêm (các) hậu tố vào tên gọi cấp, trong trường hợp chăn có (các) cấp đặc biệt như trong Bảng 1.
Hướng dẫn lựa chọn cấp (điện xoay chiều hoặc điện một chiều) được nêu trong Phụ lục A.
Hướng dẫn về phạm vi nhiệt độ mà chăn cách điện có thể sử dụng được nêu trong Phụ lục B
Theo quy định nêu trên thì chăn cách điện được thiết kế và chế tạo để góp phần đảm bảo an toàn cho người sử dụng với điều kiện các chăn này được sử dụng bởi những người có kỹ năng, phù hợp với các phương pháp an toàn lao động và các hướng dẫn sử dụng.
Chăn cách điện được đề cập trong tiêu chuẩn này phải được phân loại như sau:
- theo cấp điện áp: cấp 00, cấp 0, cấp 1, cấp 2, cấp 3 và cấp 4.
- thêm (các) hậu tố vào tên gọi cấp, trong trường hợp chăn có (các) cấp đặc biệt như trong Bảng 1.
Có yêu cầu về hình dạng và thiết kế của chăn cách điện theo quy định không?
Hình dạng và thiết kế của chăn cách điện được căn cứ theo quy định tại tiết 4.3.2 tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9627:2013 (IEC 61112:2009) về Làm việc có điện - Chăn cách điện như sau:
4. Các yêu cầu
...
4.3. Yêu cầu vật lý
4.3.1. Kết cấu
Chăn cách điện phải được làm bằng chất đàn hồi hoặc chất dẻo và được sản xuất bằng một quá trình liên tục. Nếu chăn cách điện có các lỗ thì chúng phải không dẫn điện. Trong trường hợp chăn cách điện có các kiểu hệ thống buộc khác nhau (ví dụ dây buộc và móc cài), chúng cũng phải không dẫn điện.
CHÚ THÍCH: Nhà chế tạo thường đề xuất số lượng, kích thước và kiểu tiêu chuẩn của các lỗ. Các lỗ thường có đường kính F8 mm. Đối với các yêu cầu đặc biệt, có thể có thỏa thuận giữa nhà chế tạo và khách hàng.
4.3.2. Hình dạng và thiết kế
Không có yêu cầu về hình dạng và thiết kế của chăn cách điện.
Chăn cách điện có thể có các hình dạng khác nhau hoặc ở dạng cuộn để cắt cho các ứng dụng cụ thể.
Chăn cách điện có các hình dạng khác nhau có thể ở dạng trơn hoặc có rãnh (Hình 1 và Hình 2 là các ví dụ của thiết kế này). Chúng có thể có lưới bằng sợi tổng hợp để gia cố thêm. Trong tất cả các trường hợp, chăn cách điện có thể có dây đai xung quanh chu vi.
Theo quy định nêu trên thì chăn cách điện phải được làm bằng chất đàn hồi hoặc chất dẻo và được sản xuất bằng một quá trình liên tục. Nếu chăn cách điện có các lỗ thì chúng phải không dẫn điện.
Chất đàn hồi và chất dẻo được giải thích theo tiểu mục 3.2 và tiểu mục 3.5 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9627:2013 (IEC 61112:2009) về Làm việc có điện - Chăn cách điện như sau:
3.2. Chất đàn hồi (elastomer)
Vật liệu cao phân tử mà nhanh chóng trở về kích thước và hình dạng ban đầu của nó sau khi bị biến dạng đáng kể do một áp lực nhẹ và giải phóng áp lực.
...
3.5. Chất dẻo (plastic)
Vật liệu có chứa hợp chất cao phân tử như một thành phần thiết yếu và có thể tạo hình ở dạng lỏng trong một vài giai đoạn của quá trình xử lý thành thành phẩm.
Trong trường hợp chăn cách điện có các kiểu hệ thống buộc khác nhau (ví dụ dây buộc và móc cài), chúng cũng phải không dẫn điện.
Không có yêu cầu về hình dạng và thiết kế của chăn cách điện.
Chăn cách điện có thể có các hình dạng khác nhau hoặc ở dạng cuộn để cắt cho các ứng dụng cụ thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ tinh giản biên chế dành cho cán bộ, công chức, viên chức thôi việc theo Nghị định 29 là gì?
- Truy thu thuế sàn thương mại điện tử từ năm nào? Truy thu thuế thương mại điện tử 2025 từ năm nào?
- Thu nhập của Quỹ hỗ trợ nông dân gồm những khoản nào? Nguyên tắc ghi nhận thu nhập của Quỹ hỗ trợ nông dân?
- Mẫu dấu thẩm tra theo Nghị định 175? Mẫu dấu thẩm tra thiết kế xây dựng mới nhất theo Nghị định 175?
- Mẫu quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở mới nhất theo Nghị định 175?