Chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế là gì? Quyết định chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế được thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế là gì?
Chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế được giải thích tại khoản 16 Điều 2 Luật Điều ước quốc tế 2016 như sau:
Chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế là hành vi pháp lý do Quốc hội, Chủ tịch nước hoặc Chính phủ thực hiện để từ bỏ hiệu lực của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo đó, chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế là hành vi pháp lý do Quốc hội, Chủ tịch nước hoặc Chính phủ thực hiện để từ bỏ hiệu lực của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế là gì? (Hình từ Internet)
Quyết định chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế được thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Quyết định chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế được thực hiện theo rrình tự, thủ tục theo khoản 4 Điều 55 Luật Điều ước quốc tế 2016 như sau:
Chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế
...
4. Hồ sơ trình, trình tự, thủ tục quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế được thực hiện tương tự hồ sơ trình, trình tự, thủ tục quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 54 của Luật này.
Theo đó, quyết định chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế được thực hiện theo trình tự, thủ tục tại khoản 5 Điều 54 Luật Điều ước quốc tế 2016, cụ thể:
Sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế
...
5. Trình tự, thủ tục quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế được thực hiện như sau:
a) Cơ quan đề xuất có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan trước khi trình Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế;
b) Chính phủ quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế quy định tại điểm c khoản 3 Điều này; trình Chủ tịch nước quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
c) Chủ tịch nước quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; trình Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
d) Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế quy định tại điểm a khoản 3 Điều này theo trình tự, thủ tục tương tự trình tự, thủ tục phê chuẩn điều ước quốc tế quy định tại các điều 32, 33, 34, 35 và 36 của Luật này.
Hồ sơ trình quyết định chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế bao gồm những gì?
Hồ sơ trình quyết định chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế bao gồm những tài liệu được quy định tại khoản 4 Điều 55 Luật Điều ước quốc tế 2016 như sau:
Chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế
...
4. Hồ sơ trình, trình tự, thủ tục quyết định chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện điều ước quốc tế được thực hiện tương tự hồ sơ trình, trình tự, thủ tục quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 54 của Luật này.
Dẫn chiếu đến khoản 6 Điều 54 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế
...
6. Hồ sơ trình về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế trong trường hợp không ký kết điều ước quốc tế mới để sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan trình, trong đó nêu rõ mục đích, yêu cầu, cơ sở pháp lý và hậu quả pháp lý của việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế;
b) Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức; kiến nghị biện pháp xử lý;
c) Văn bản điều ước quốc tế;
d) Đề nghị về việc sửa đổi, bổ sung, gia hạn điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài hoặc cơ quan nhà nước có liên quan của Việt Nam.
Theo đó, hồ sơ trình quyết định chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế bao gồm:
- Tờ trình của cơ quan trình, trong đó nêu rõ mục đích, yêu cầu, cơ sở pháp lý và hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế;
- Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức; kiến nghị biện pháp xử lý;
- Văn bản điều ước quốc tế;
- Đề nghị về việc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài hoặc cơ quan nhà nước có liên quan của Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?