Cha mẹ bạo hành con cái có bị tước quyền chăm sóc con hay không? Người nào có quyền yêu cầu tước quyền chăm sóc con của cha mẹ?
Cha mẹ bị tước quyền chăm sóc con trong trường hợp nào?
Theo Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
- Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
- Phá tán tài sản của con;
- Có lối sống đồi trụy;
- Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Hạn chế quyền đối với con cái bao gồm: trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng.
Thời hạn cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên là từ 01-05 năm căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
Như vậy có thể thấy cha mẹ sẽ không bị tước quyền chăm sóc con vĩnh viễn mà khi có lối sống cờ bạc, rượu chè kèm theo hành vi bạo hành con cái chưa thành niên mà đã bị kết án cha mẹ sẽ bị hạn chế quyền đối với con cái trong vòng từ 01-05 năm.
Cha mẹ bạo hành con cái có bị tước quyền chăm sóc con hay không? Người nào có quyền yêu cầu tước quyền chăm sóc con của cha mẹ?
Người có quyền yêu cầu tước quyền chăm sóc con của cha mẹ là ai?
Theo quy định tại Điều 86 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên như sau:
Điều 86. Người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
1. Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện cha, mẹ có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
Như vậy chị là cô ruột của cháu thì khi phát hiện hành vi bạo hành con cái của cha mẹ cháu kèm theo lối sống đồi trụy của họ thì có thể trình báo đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chị cư trú.
Cha mẹ bạo hành con cái chưa thành niên bị xử lý như thế nào?
- Xử lý vi phạm hành chính.
Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP và quy định tại Điều 53 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính đối với hành vi bạo lực gia đình như sau:
Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình:
Điều 52. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.
Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình:
Điều 53. Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, yếu, khuyết tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
- Truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cha mẹ nào có hành vi bạo hành con cái thì có thể bị truy cứu hình sự với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và tội hành hạ người khác.
Cụ thể căn cứ tại điểm e khoản 1 và khoản 2,4,5 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người dưới 16 tuổi như sau:
- Tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% nh phạt bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Tỷ lệ tỷ 11% đến 30% thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm.
- Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
- Tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm.
Căn cứ Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 (Sửa đổi bởi điểm e Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội hành hạ người khác mà nạn nhân là trẻ em dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế toán là gì? Nguyên tắc kế toán theo quy định của Luật Kế toán? Chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán?
- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản là gì? Thuộc nhóm đất nào? Sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản như thế nào?
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?