Cha có phải cấp dưỡng cho con 18 tháng tuổi đang sống với mẹ sau khi ly hôn hay không? Mức cấp dưỡng hàng tháng là bao nhiêu?
Cha có phải cấp dưỡng cho con 18 tháng tuổi đang sống với mẹ sau khi ly hôn hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ không trực tiếp nuôi con như sau:
"Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."
Ngoài ra, Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng có quy định:
"Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con."
Theo như các quy định trên, sau ly hôn, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con. Do đó, trường hợp anh và vợ ly hôn, con 18 tháng tuổi đang sống với mẹ thì anh có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
Cấp dưỡng cho con
Mức cấp dưỡng cho con sau khi cha mẹ ly hôn là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
"Điều 116. Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết."
Theo đó, mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết.
Như vậy, trong trường hợp này mức cấp dưỡng của cha cho con là do cha và mẹ thỏa thuận sao cho phù hợp với tình hình thực tế.
Theo khoản 2 Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Lý do chính đáng làm cơ sở thay đổi mức cấp dưỡng ở đây như là: chi phí học tập, chữa bệnh hoặc nhu cầu thiết yếu khác của con tăng, mức cấp dưỡng trước đó của người cha quá thấp nên không còn phù hợp; người cha bị giảm sút thu nhập do dịch bệnh Covid-19 nên không có khả năng cấp dưỡng như trước...
Các phương thức cấp dưỡng hiện nay?
Căn cứ theo quy định tại Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
"Điều 117. Phương thức cấp dưỡng
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết."
Căn cứ theo quy định trên, các bên có thể tự thỏa thuận với nhau về phương thức cấp dưỡng, việc cấp dưỡng có thể thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nữa năm, hàng năm hoặc một lần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn về ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11? Ai là người ký Quyết định lấy 20 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam?
- Mẫu phát biểu khai mạc ngày Pháp luật Việt Nam 9 11 chi tiết ngắn gọn? Tải mẫu phát biểu tại đâu?
- Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe lớp 4? Mẫu bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe lớp 4?
- Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân lớp 6 chọn lọc? Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân ngắn nhất lớp 6?
- Những ai có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm trong tố tụng dân sự? Thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm là bao lâu?