Cầu thủ bóng đá là gì? Cầu thủ bóng đá có được sử dụng Doping trong thi đấu thể thao hay không?
Cầu thủ bóng đá là gì?
Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật không có quy định về cầu thủ bóng đá là gì.
Tuy nhiên, có thể hiểu cầu thủ bóng đá hay còn được gọi tắt là cầu thủ là một vận động viên tham gia thi đấu môn thể thao bóng đá. Họ là người trực tiếp tham gia vào các trận đấu, thực hiện các chiến thuật và kỹ năng để ghi bàn hoặc bảo vệ khung thành của đội mình.
Hiện nay, cầu thủ bóng đá trong một đội bóng có một vai trò cụ thể, bao gồm:
Thủ môn (Goalkeeper): Người có nhiệm vụ bảo vệ khung thành và ngăn chặn bóng không cho đối phương ghi bàn.
Hậu vệ (Defender): Bảo vệ khu vực sân nhà và hỗ trợ thủ môn ngăn cản các pha tấn công của đối thủ.
Tiền vệ (Midfielder): Là cầu nối giữa phòng ngự và tấn công, điều phối bóng và hỗ trợ cả hai mặt trận.
Tiền đạo (Forward): Chịu trách nhiệm chính trong việc ghi bàn cho đội.
Cầu thủ bóng đá có thể là một vận động viên chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư, họ tham gia vào môn thể thao bóng đá với mục tiêu thi đấu và cạnh tranh trong các trận đấu. Họ có thể đại diện cho câu lạc bộ, quốc gia, hoặc các đội bóng khác trong các giải đấu và sự kiện thể thao.
Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Cầu thủ bóng đá là gì? Cầu thủ bóng đá có được sử dụng Doping trong thi đấu thể thao hay không? (Hình từ Internet)
Cầu thủ bóng đá có được sử dụng Doping trong thi đấu thể thao hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 01/2024/TT-BVHTTDL có quy định về hành vi vi phạm Bộ luật Phòng, chống doping thế giới như sau:
Hành vi vi phạm Bộ luật Phòng, chống doping thế giới
1. Có chất bị cấm, chất chuyển hóa hoặc chất đánh dấu của chất bị cấm trong mẫu xét nghiệm của vận động viên.
2. Sử dụng hay cố tình sử dụng chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.
3. Lảng tránh, từ chối hoặc bỏ lỡ việc lấy mẫu thử mà không phải vì lý do bất khả kháng sau khi có thông báo.
4. Vi phạm các yêu cầu liên quan đến sự có mặt của vận động viên để kiểm tra doping ngoài thi đấu.
5. Làm sai lệch hoặc gây cản trở đối với bất kỳ công đoạn nào của việc kiểm tra doping.
6. Sở hữu chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.
7. Buôn bán chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.
8. Cho vận động viên uống, sử dụng chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm trong thi đấu hoặc ngoài thi đấu; hỗ trợ, khuyến khích, giúp sức, sai khiến, bao che hoặc dính líu đến bất kỳ hành vi đồng lõa nào khác vi phạm quy định về phòng, chống doping.
9. Đồng lõa, bao che cho một hoặc nhiều hành vi quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này.
10. Vận động viên có liên hệ về chuyên môn thể dục thể thao với huấn luyện viên, người hướng dẫn, bác sĩ hoặc bất kỳ ai đang trong thời gian bị kỷ luật do vi phạm quy định về phòng, chống doping.
11. Kỳ thị, trù dập người tố cáo hành vi vi phạm doping.
Như vậy, trong hoạt động thể thao việc tiêu thụ Doping có thể tăng sức chịu đựng hoặc sức mạnh cho các cầu thủ bóng đá và đây là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thể dục, thể thao và bị cấm trong Bộ luật Phòng, chống doping thế giới.
Cầu thủ bóng đá sử dụng Doping trong thi đấu thể thao bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 46/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về sử dụng chất kích thích trong tập luyện, thi đấu thể thao
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bao che, tổ chức cho vận động viên sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản.2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ kết quả thi đấu thể thao, kết quả tuyển chọn vận động viên vào đội tuyển thể thao, trường năng khiếu thể thao, thành tích thi đấu thể thao đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 46/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10, khoản 2 Điều 11, các Điều 13,14,16, khoản 2 Điều 17 và khoản 2 Điều 20 của Nghị định này. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần đối với cá nhân.
...
Theo đó, cầu thủ bóng đá sử dụng Doping trong thi đấu thể thao sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng và bị đình chỉ việc tham dự giải thi đấu thể thao có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm.
Ngoài ra, cầu thủ bóng đá sử dụng Doping trong thi đấu thể thao sẽ buộc hủy bỏ kết quả thi đấu thể thao đối với hành vi vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu biểu quyết về việc thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng? Tải về mẫu phiếu biểu quyết?
- Cơ cấu tổ chức của Quỹ Hỗ trợ nông dân có bao gồm Ban kiểm soát không? Nếu có thì thành viên Ban Kiểm soát do ai bổ nhiệm?
- 05 nguyên tắc thực hiện công tác xã hội trong trường học? Nội dung công tác xã hội trong trường học gồm những gì?
- Báo cáo kiểm toán nội bộ phải trình bày nội dung gì? Báo cáo kiểm toán nội bộ phải có chữ ký của ai?
- Thủ tục đăng ký tạm trú mới nhất 2025? Làm tạm trú cần giấy tờ gì 2025? Đăng ký tạm trú là trách nhiệm của ai?