Cầu chảy giải phóng khí là gì? Điều kiện làm việc bình thường của cầu chảy giải phóng khí được quy định như thế nào?
Cầu chảy giải phóng khí là gì?
Cầu chảy giải phóng khí là được giải thích theo Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7999-2:2009 (IEC 60282-2: 2008) cụ thể:
Cầu chảy giải phóng khí là các cầu chảy trong đó hồ quang được dập nhờ hiệu ứng giải phóng các chất khí do hồ quang sinh ra.
Bên cạnh đó, theo tiểu mục 3.3 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7999-2:2009 (IEC 60282-2: 2008) cụ thể:
Cầu chảy giải phóng khí (expulsion fuse)
Cầu chảy trong đó việc tác động hoàn thành nhờ giải phóng chất khí mà hồ quang sinh ra.
[IEV 441-18-11]
Cầu chảy giải phóng khí (Hình từ Internet)
Điều kiện làm việc bình thường của cầu chảy giải phóng khí được quy định như thế nào?
Điều kiện làm việc bình thường của cầu chảy giải phóng khí theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7999-2:2009 (IEC 60282-2: 2008) cụ thể:
Cầu chảy phù hợp với tiêu chuẩn này được thiết kế để sử dụng trong các điều kiện dưới đây.
* Nhiệt độ không khí xung quanh lớn nhất là 40 °C và giá trị trung bình của nó được đo trong thời gian 24 h không được vượt quá 35 °C. Tổng bức xạ mặt trời không vượt quá 1 kW/m2:
- đối với hệ thống lắp đặt trong nhà, các giá trị nhiệt độ không khí xung quanh nhỏ nhất ưu tiên là -5 °C, -15 °C và -25 °C;
- đối với hệ thống lắp đặt ngoài trời, các giá trị nhiệt độ không khí xung quanh nhỏ nhất ưu tiên là - 10°C, -25 °C, -30 °C và -40 °C;
CHÚ THÍCH: cần lưu ý đến thực tế là đặc tính thời gian-dòng điện có thể bị ảnh hưởng do sự thay đổi nhiệt độ xung quanh.
* Độ nhiễm bẩn như phân loại ở Điều 3 của IEC 60815 không được vượt quá nhiễm bẩn độ II - Môi chất theo Bảng 1 của IEC 60815.
* Đối với hệ thống lắp đặt trong nhà, chỉ xuất hiện ngưng tụ bình thường.
* Đối với hệ thống lắp đặt ngoài trời, áp suất gió không vượt quá 700 Pa (ứng với tốc độ gió 34 m/s).
* Độ cao so với mực nước biển không vượt quá 1 000 m.
CHÚ THÍCH 2: Mức cách điện danh định qui định cần được xác định bằng cách nhân các mức cách điện tiêu chuẩn cho trong Bảng 4 và Bảng 5 với hệ số hiệu chỉnh thích hợp cho trong Bảng 1 hoặc giảm bớt quá điện áp bằng cách sử dụng cơ cấu hạn chế quá điện áp thích hợp.
CHÚ THÍCH 3: Dòng điện đanh định của thiết bị hoặc độ tăng nhiệt qui định trong Bảng 12 có thể được hiệu chỉnh đối với các độ cao so với mực nước biển vượt quá 1 000 m bằng cách sử dụng các hệ số hiệu chỉnh thích hợp ở các cột 2 hoặc 3 nhưng không sử dụng cả hai cột cho một ứng dụng bất kỳ.
Phân loại và ký hiệu của cầu chảy giải phóng khí được quy định như thế nào?
Phân loại và ký hiệu của cầu chảy giải phóng khí theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7999-2:2009 (IEC 60282-2: 2008) cụ thể:
Phân loại và ký hiệu
5.1. Phân loại
Đối với thông số đặc trưng cho trước có hai loại cầu chảy giải phóng khí được xác định theo khả năng phù hợp với các yêu cầu về TRV của các bảng dưới đây cho các chế độ thử nghiệm 1, 2, 3 và 4 (xem Phụ lục A để có hướng dẫn áp dụng đúng):
a) Loại A - Bảng 8;
b) Loại B - Bảng 9.
CHÚ THÍCH 1: Việc phân loại này tương đương với các yêu cầu TRV trong các tiêu chuẩn dưới đây:
- Loại A: IEC 60282-2 (1970) [7]4: (Cầu chảy loại 2) và IEEE C37.41 (Cầu chảy loại phân phối) [8];
- Loại B: IEC 60282-2 (1970) (Cầu chảy loại 1) và IEEE C37.41 (Cầu chảy loại công suất).
CHÚ THÍCH 2: Các tham số được sử dụng để xác định TRV được qui định ở Hình 6 và Hình 7.
5.2. Ký hiệu độ nhạy của dây chảy
Các loại dây chảy nhất định được ký hiệu, ví dụ, là "kiểu T" hoặc "kiểu K" theo sự phù hợp của chúng với các đặc tính thời gian-dòng điện trước hồ quang qui định.
Ký hiệu như vậy có thể giúp ích trong việc cho phép khả năng lắp lẫn (xem 3.3.8) giữa các dây chảy của nhà chế tạo khác nhau để sử dụng trong cầu chảy phân phối.
a) Ký hiệu kiểu K: dây chảy có độ nhạy cao có đặc tính thời gian-dòng điện trước hồ quang phù hợp với Bảng 10.
b) Ký hiệu kiểu T: dây chảy có độ nhạy thấp có đặc tính thời gian-dòng điện trước hồ quang phù hợp với Bảng 11.
Theo đó, phân loại của cầu chảy giải phóng khí như sau:
Đối với thông số đặc trưng cho trước có hai loại cầu chảy giải phóng khí được xác định theo khả năng phù hợp với các yêu cầu về TRV của các bảng dưới đây cho các chế độ thử nghiệm 1, 2, 3 và 4 (xem Phụ lục A để có hướng dẫn áp dụng đúng):
a) Loại A - Bảng 8;
b) Loại B - Bảng 9.
CHÚ THÍCH 1: Việc phân loại này tương đương với các yêu cầu TRV trong các tiêu chuẩn dưới đây:
- Loại A: IEC 60282-2 (1970) [7]4: (Cầu chảy loại 2) và IEEE C37.41 (Cầu chảy loại phân phối) [8];
- Loại B: IEC 60282-2 (1970) (Cầu chảy loại 1) và IEEE C37.41 (Cầu chảy loại công suất).
CHÚ THÍCH 2: Các tham số được sử dụng để xác định TRV được qui định ở Hình 6 và Hình 7.
Ký hiệu độ nhạy của dây chảy gồm:
Các loại dây chảy nhất định được ký hiệu, ví dụ, là "kiểu T" hoặc "kiểu K" theo sự phù hợp của chúng với các đặc tính thời gian-dòng điện trước hồ quang qui định.
Ký hiệu như vậy có thể giúp ích trong việc cho phép khả năng lắp lẫn (xem 3.3.8) giữa các dây chảy của nhà chế tạo khác nhau để sử dụng trong cầu chảy phân phối.
a) Ký hiệu kiểu K: dây chảy có độ nhạy cao có đặc tính thời gian-dòng điện trước hồ quang phù hợp với Bảng 10.
b) Ký hiệu kiểu T: dây chảy có độ nhạy thấp có đặc tính thời gian-dòng điện trước hồ quang phù hợp với Bảng 11.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?