Cấp phối đá dăm dùng làm móng đường được chia làm mấy loại? Phạm vi sử dụng các loại cấp phối đá dăm?
Cấp phối đá dăm dùng làm móng đường được chia làm mấy loại?
Cấp phối đá dăm dùng làm móng đường được chia làm 02 loại theo quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8859:2011 về lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô - Vật liệu, thi công và nghiệm thu như sau:
4. Phân loại
Cấp phối đá dăm dùng làm móng đường được chia làm hai loại:
4.1 Loại I: là cấp phối hạt mà tất cả các cỡ hạt được nghiền từ đá nguyên khai.
4.2 Loại II: là cấp phối hạt được nghiền từ đá nguyên khai hoặc sỏi cuội, trong đó cỡ hạt nhỏ hơn 2,36 mm có thể là vật liệu hạt tự nhiên không nghiền nhưng khối lượng không vượt quá 50 % khối lượng CPĐD. Khi CPĐD được nghiền từ sỏi cuội thì ít nhất 75 % số hạt trên sàng 9,5 mm phải có từ hai mặt vỡ trở lên.
Như vậy, cấp phối đá dăm dùng làm móng đường được chia làm 02 loại:
- Loại I: là cấp phối hạt mà tất cả các cỡ hạt được nghiền từ đá nguyên khai.
- Loại II: là cấp phối hạt được nghiền từ đá nguyên khai hoặc sỏi cuội trong đó cỡ hạt nhỏ hơn 2,36 mm có thể là vật liệu hạt tự nhiên không nghiền nhưng khối lượng không vượt quá 50% khối lượng cấp phối đá dăm.
Khi cấp phối đá dăm được nghiền từ sỏi thì ít nhất 75% số hạt trên sàng 9,5mm phải có từ hai mặt vỡ trở lên.
Phạm vi sử dụng các loại cấp phối đá dăm được quy định như thế nào?
Phạm vi sử dụng các loại cấp phối đá dăm được quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8859:2011 về lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô - Vật liệu, thi công và nghiệm thu như sau:
5. Phạm vi sử dụng các loại CPĐD
5.1 CPĐD loại I được sử dụng làm lớp móng trên (và móng dưới trên cơ sở xem xét yếu tố kinh tế, kỹ thuật) của kết cấu áo đường mềm có tầng mặt loại A1, A2 theo 22TCN 211-06 hoặc làm lớp móng trên theo 22TCN 274 - 01.
5.2 CPĐD loại II được sử dụng làm lớp móng dưới của kết cấu áo đường có tầng mặt loại A1 và làm lớp móng trên cho tầng mặt loại A2 hoặc B1 theo 22TCN 211 - 06 hoặc làm lớp móng dưới theo 22TCN 274 - 01.
5.3 Cả hai loại CPĐD loại I và loại II đều có thể được sử dụng làm lớp móng dưới cho kết cấu áo đường cứng (bê tông xi măng) và có thể dùng CPĐD loại I để làm lớp móng trên cho mặt đường bê tông xi măng trong trường hợp đường chỉ có xe tải trọng trục nặng dưới 80kN chạy với tổng số lần trục xe thông qua đến hết thời kỳ khai thác sử dụng là dưới 1x106 lần trục tương đương 80kN.
...
Cấp phối đá dăm dùng làm móng đường được chia làm mấy loại? Phạm vi sử dụng các loại cấp phối đá dăm? (Hình từ Internet)
Việc chuẩn bị thi công lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô cần đảm bảo yêu cầu thế nào?
Việc chuẩn bị thi công lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô cần đảm bảo yêu cầu quy định tại tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8859:2011 về lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô - Vật liệu, thi công và nghiệm thu như sau:
7. Yêu cầu thi công
7.1 Chuẩn bị thi công
7.1.1 Chuẩn bị vật liệu CPĐD
a) Phải tiến hành lựa chọn các nguồn cung cấp vật liệu CPĐD cho công trình. Công tác này bao gồm việc khảo sát, kiểm tra, đánh giá về khả năng đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật, khả năng cung cấp vật liệu theo tiến độ công trình;
b) Vật liệu CPĐD từ nguồn cung cấp phải được tập kết về bãi chứa tại chân công trình để tiến hành các công tác kiểm tra, đánh giá chất lương vật liệu
- Bãi chứa vật liệu nên bố trí gần vị trí thi công và phải tập kết được khối lượng vật liệu CPĐD tối thiểu cho một ca thi công;
- Bãi chứa vật liệu phải được gia cố để không bị cày xới, xáo trộn do sự đi lại của các phương tiệ n vận chuyển, thi công và không để bị ngập nước, không để bùn đất hoặc vật liệu khác lẫn vào;
- Không tập kết lẫn lộn nhiều nguồn vật liệu vào cùng một vị trí;
- Trong mọi công đoạn vận chuyển, tập kết, phải có các biện pháp nhằm tránh sự phân tầng của vật liệu CPĐD (phun tưới ẩm trước khi bốc xúc, vận chuyển).
7.1.2 Chuẩn bị mặt bằng thi công
a) Tiến hành khôi phục, kiểm tra hệ thống cọ c định vị tim và mép móng đường;
b) Việc thi công các lớp móng CPĐD chỉ được tiến hành khi mặt bằng thi công đã được nghiệm thu. Khi cần thiết, phải tiến hành kiểm tra lại các chỉ tiêu kỹ thuật quy định của mặt bằng thi công, đặc biệt là độ chặt lu lèn thiết kế;
c) Đối với mặt bằng thi công là móng hoặc mặt đường cũ, phải phát hiện, xử lý triệt để các vị trí hư hỏng cục bộ. Việc sửa chữa hư hỏng và bù vênh phải kết thúc trước khi thi công lớp móng CPĐD. Khi bù vênh bằng CPĐD thì chiều dày bù vênh tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 3 lần cỡ hạt lớn nhất danh định Dmax.
7.1.3 Chuẩn bị thiết bị thi công chủ yếu và thiết bị phục v ụ thi công
a) Huy động đầy đủ các trang thiết bị thi công chủ yếu như máy rải hoặc máy san, các loại lu, ô tô tự đổ chuyên chở vật liệu, thiết bị khống chế độ ẩm, máy đo đạc cao độ, dụng cụ khống chế chiều dày…, các thiết bị thí nghiệm kiểm tra độ chặt, đ ộ ẩm tại hiện trường…
b) Tiến hành kiểm tra tất cả các tính năng cơ bản của thiết bị thi công chủ yếu như hệ thống điều khiển chiều dày rải của máy rải, hệ thống rung của lu rung, hệ thống điều khiển thủy lực của lưỡi ben máy san, hệ thống phun nước… nhằm bảo đảm khả năng đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật thi công lớp vật liệu CPĐD.
c) Việc đưa các trang thiết bị trên vào dây chuyền thiết bị thi công đại trà phải dựa trên kết quả của công tác thi công thí điểm (xem 7.3).
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đánh bài ăn tiền ngày tết có bị phạt không? Đánh bài ăn tiền ngày tết bao nhiêu thì bị truy cứu hình sự?
- Quy định về xác định số dư bảo lãnh theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú như thế nào?
- Mẫu Báo cáo thực hiện khuyến mại theo Nghị định 128? Nộp báo cáo thực hiện khuyến mại khi nào?
- Hội đồng trường mầm non công lập bao gồm những thành phần nào? Quyết nghị của Hội đồng trường có hiệu lực khi nào?
- Quy định về các khoản thu trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP theo Thông tư 95/2024 ra sao?