Cập nhật phiên bản mới của phần mềm phòng chống mã độc cho toàn bộ người dùng trong cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam là trách nhiệm của ai?

Cho anh hỏi, cập nhật phiên bản mới của phần mềm phòng chống mã độc cho toàn bộ người dùng trong cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam là trách nhiệm của ai? Công tác triển khai, vận hành hệ thống phòng chống mã độc thực hiện như thế nào? Câu hỏi của anh Khoa ở Vĩnh Long.

Ai có trách nhiệm cập nhật phiên bản mới của phần mềm phòng chống mã độc cho toàn bộ người dùng trong cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Quy chế quản lý, triển khai, vận hành và khai thác hệ thống hạ tầng thông tin trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 3735/QĐ-BHXH năm 2022 quy định như sau:

Hệ thống phòng chống mã độc
1. Duy trì, vận hành hệ thống phòng chống mã độc giảm thiểu tối đa tác hại của việc lây lan, tấn công của các loại mã độc và ngăn chặn kịp thời sự bùng nổ mã độc trong hệ thống mạng.
2. Tất cả các máy chủ, máy trạm tại các đơn vị trong toàn Ngành phải được cài đặt phần mềm phòng chống mã độc của Ngành trang bị. Đối với các thiết bị chưa được cập nhật phiên bản mới nhất thì không được kết nối vào mạng. Bộ phận CNTT có trách nhiệm cài đặt, cập nhật phiên bản mới của phần mềm phòng chống mã độc cho toàn bộ người dùng trong cơ quan.
3. Phần mềm phòng chống mã độc phải luôn được cập nhật kịp thời các bản vá, các mẫu mã độc mới và phải được đặt ở chế độ quét thường xuyên, quét khi có kết nối với các thiết bị ngoại vi (usb, ổ cứng cắm ngoài,…).
4. Những máy tính được phát hiện có mã độc phải được tách khỏi mạng và kịp thời xử lý tránh lây nhiễm sang các máy tính khác.
5. BHXH Việt Nam quản lý tập trung và áp dụng các chính sách của hệ thống phòng chống mã độc trong toàn Ngành.
6. Hằng năm, Bộ phận CNTT tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn người dùng phòng chống và xử lý các sự cố liên quan tới mã độc.

Theo quy định trên, tất cả các máy chủ, máy trạm tại các đơn vị trong toàn Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải được cài đặt phần mềm phòng chống mã độc của Ngành trang bị.

Đối với các thiết bị chưa được cập nhật phiên bản mới nhất thì không được kết nối vào mạng. Bộ phận Công nghệ thông tin có trách nhiệm cài đặt, cập nhật phiên bản mới của phần mềm phòng chống mã độc cho toàn bộ người dùng trong cơ quan.

BHXH 3

Hệ thống phòng chống mã độc (Hình từ Internet)

Công tác triển khai, vận hành hệ thống phòng chống mã độc trong cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện như thế nào?

Theo các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và khoản 7 Điều 18 Quy chế quản lý, triển khai, vận hành và khai thác hệ thống hạ tầng thông tin trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 3735/QĐ-BHXH năm 2022 quy định như sau:

Công tác triển khai, vận hành hệ thống phòng chống mã độc
1. Tổ chức cài đặt phần mềm phòng chống mã độc của ngành cho toàn bộ máy chủ, máy trạm, máy tính xách tay tại đơn vị.
2. Cập nhật các mẫu mã độc mới và bản vá của phần mềm phòng chống mã độc của ngành cho các máy chủ, máy trạm, máy tính xách tay.
3. Cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu về mẫu mã độc mới và bản vá cho các phần mềm quản trị mã độc.
4. Tiếp nhận và thực hiện các yêu cầu của BHXH Việt Nam về việc phòng chống mã độc.
5. Định kỳ thay đổi mật khẩu quản trị hệ thống phòng chống mã độc theo khoản 4 Điều 4 Quy chế này.
6. Hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ, đôn đốc đơn vị trực thuộc cập nhật mẫu mã độc cho máy trạm.
7. Triển khai rà soát, kiểm tra, nâng cấp hệ thống phòng chống mã độc hằng năm.
...

Theo đó, tổ chức cài đặt phần mềm phòng chống mã độc của ngành cho toàn bộ máy chủ, máy trạm, máy tính xách tay tại đơn vị. Đồng thời, tiến hành các việc sau:

- Cập nhật các mẫu mã độc mới và bản vá của phần mềm phòng chống mã độc của ngành cho các máy chủ, máy trạm, máy tính xách tay.

- Cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu về mẫu mã độc mới và bản vá cho các phần mềm quản trị mã độc.

- Tiếp nhận và thực hiện các yêu cầu của BHXH Việt Nam về việc phòng chống mã độc.

- Định kỳ thay đổi mật khẩu quản trị hệ thống phòng chống mã độc.

- Hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ, đôn đốc đơn vị trực thuộc cập nhật mẫu mã độc cho máy trạm.

- Triển khai rà soát, kiểm tra, nâng cấp hệ thống phòng chống mã độc hằng năm.

Quản trị viên tại đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần làm gì để thực hiện công tác triển khai, vận hành hệ thống phòng chống mã độc?

Tại khoản 8 Điều 18 Quy chế quản lý, triển khai, vận hành và khai thác hệ thống hạ tầng thông tin trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 3735/QĐ-BHXH năm 2022 quy định như sau:

Công tác triển khai, vận hành hệ thống phòng chống mã độc
...
8. Yêu cầu đối với Quản trị viên tại các đơn vị
a) Hằng ngày:
- Kiểm tra hoạt động các dịch vụ của hệ thống phòng chống mã độc. Cập nhật mẫu mã độc và bản vá mới nhất cho các phần mềm phòng chống mã độc của ngành. Kiểm tra tình trạng kết nối các phần mềm phòng chống mã độc trên máy chủ, máy trạm, máy tính xách tay đến máy chủ quản trị mã độc và xử lý các trường hợp không kết nối được. Kiểm tra tình trạng nhiễm mã độc, mã nguồn độc hại của các máy chủ, máy trạm, máy tính xách tay cài phần mềm phòng chống mã độc vào đầu giờ làm việc mỗi buổi sáng.
- Khắc phục và xử lý các trường hợp nhiễm mã độc. Đối với trường hợp nặng thì cách ly ra khỏi mạng.
- Tiếp nhận các yêu cầu hỗ trợ liên quan đến phòng chống mã độc từ người dùng và đầu mối hỗ trợ.
- Hỗ trợ hoặc xử lý sự cố về mã độc, trong trường hợp không tự xử lý được phải báo cáo BHXH Việt Nam và phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý.
- Ghi nhật ký vận hành.
b) Hằng tuần:
- Kiểm tra kết quả quét mã độc đối với toàn bộ máy trạm cài phần mềm phòng chống mã độc.
- Xóa các tập tin bị nhiễm mã độc trong thư mục lưu giữ.
- Kiểm tra lịch quét mã độc trên các máy chủ, máy trạm.
c) Hằng tháng: Báo cáo Lãnh đạo đơn vị và Trung tâm CNTT về tình trạng mã độc, phần mềm độc hại của các máy chủ, máy trạm, máy tính xách tay; các vấn đề cần khắc phục, chỉnh sửa hoặc các đề xuất, kiến nghị.

Theo đó, Quản trị viên tại đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hằng ngày phải:

- Kiểm tra hoạt động các dịch vụ của hệ thống phòng chống mã độc. Cập nhật mẫu mã độc và bản vá mới nhất cho các phần mềm phòng chống mã độc của ngành.

Kiểm tra tình trạng kết nối các phần mềm phòng chống mã độc trên máy chủ, máy trạm, máy tính xách tay đến máy chủ quản trị mã độc và xử lý các trường hợp không kết nối được.

Kiểm tra tình trạng nhiễm mã độc, mã nguồn độc hại của các máy chủ, máy trạm, máy tính xách tay cài phần mềm phòng chống mã độc vào đầu giờ làm việc mỗi buổi sáng.

- Khắc phục và xử lý các trường hợp nhiễm mã độc. Đối với trường hợp nặng thì cách ly ra khỏi mạng.

- Tiếp nhận các yêu cầu hỗ trợ liên quan đến phòng chống mã độc từ người dùng và đầu mối hỗ trợ.

- Hỗ trợ hoặc xử lý sự cố về mã độc, trong trường hợp không tự xử lý được phải báo cáo BHXH Việt Nam và phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý.

- Ghi nhật ký vận hành.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam Tải trọn bộ các quy định về Bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam là ai? Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam do ai bổ nhiệm? Nhiệm vụ của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam là gì?
Pháp luật
Cơ quan Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện những hoạt động thành tra nào? Biên chế của Thanh tra BHXH Việt Nam do ai quyết định?
Pháp luật
Cơ cấu tổ chức Ban Kế hoạch Tài chính thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có phòng Thống kê hay không? Nhiệm vụ Ban Kế hoạch Tài chính là gì?
Pháp luật
Cán bộ làm công tác biên tập tin, bài trên Cổng Thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam được hưởng mức thù lao bao nhiêu?
Pháp luật
Cơ quan Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam có những nhiệm vụ gì trong tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra?
Pháp luật
Chức năng của cơ quan Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam là gì? Cơ quan này có những phòng trực thuộc nào?
Pháp luật
Cơ quan Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự chỉ đạo của ai? Biên chế của cơ quan này do ai quyết định?
Pháp luật
Chánh Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm trước ai về hoạt động của cơ quan Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Pháp luật
Phòng Quản lý chi bảo hiểm thuộc Vụ Tài chính Kế toán của Bảo hiểm xã hội Việt Nam có chức năng gì?
Pháp luật
Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là gì? Tổ chức I-VAN có quyền và nghĩa vụ gì đối với Cổng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội Việt Nam
450 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: