Cấp giấy ra viện và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với người nhiễm COVID-19 như thế nào?
- Đối tượng được cấp giấy ra viện và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với người nhiễm COVID-19 bao gồm những ai?
- Ai có thẩm quyền cấp giấy ra viện và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với người nhiễm COVID-19?
- Quy định về cấp giấy ra viện và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với người nhiễm COVID-19 như thế nào?
Đối tượng được cấp giấy ra viện và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với người nhiễm COVID-19 bao gồm những ai?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20a Thông tư 56/2017/TT-BYT được bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT, đối tượng cấp cấp giấy ra viện và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với người nhiễm COVID-19 được xác định như sau:
Người nhiễm COVID-19 điều trị nội trú hoặc ngoại trú tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009;
- Các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 được thành lập theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 168/NQ-CP năm 2021 của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19, như sau:
+ Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19;
+ Bệnh viện điều trị COVID-19;
+ Bệnh viện hồi sức cấp cứu COVID-19;
+ Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19.
Như vậy, đối tượng cấp cấp giấy ra viện và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với người nhiễm COVID-19 là người nhiễm COVID-19 điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh nêu trên.
Cấp giấy ra viện và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với người nhiễm COVID-19 như thế nào? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền cấp giấy ra viện và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với người nhiễm COVID-19?
Căn khoản 1 Điều 20a Thông tư 56/2017/TT-BYT được bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT và khoản 2 Điều 20a Thông tư 56/2017/TT-BYT được bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT.
Người có thẩm quyền cấp giấy ra viện và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với người nhiễm COVID-19 bao gồm:
- Người đứng đầu các cơ sở, khám chữa bệnh:
+ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009;
+ Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19;
+ Bệnh viện điều trị COVID-19;
+ Bệnh viện hồi sức cấp cứu COVID-19;
+ Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19;
- Người được người đứng đầu ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, những chủ thể trên là người có thẩm quyền cấp giấy ra viện và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với người nhiễm COVID-19.
Quy định về cấp giấy ra viện và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với người nhiễm COVID-19 như thế nào?
Việc cấp giấy ra viện và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với người nhiễm COVID-19 được quy định tại khoản 3 Điều 20a Thông tư 56/2017/TT-BYT được bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT.
Cụ thể như sau:
- Người bệnh sau khi kết thúc điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy ra viện và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Thông tư 18/2022/TT-BYT:
+ Trường hợp giấy ra viện và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã cấp trước ngày 15/02/2023 không đúng mẫu theo quy định, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm cấp lại theo quy định tại Thông tư 18/2022/TT-BYT.
+ Đối với giấy ra viện ghi ngày vào viện, ngày ra viện theo hồ sơ bệnh án điều trị nội trú; ngày, tháng, năm trên phần chữ ký của người hành nghề theo ngày cấp:
- Trường hợp người lao động đã điều trị COVID-19 nhưng chưa được cấp giấy ra viện hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người lao động đã điều trị COVID-19 căn cứ đề nghị của người đó và hồ sơ bệnh án để cấp giấy ra viện hoặc giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Đối với giấy ra viện ghi ngày vào viện và ngày ra viện ghi theo hồ sơ bệnh án điều trị nội trú: ngày, tháng, năm trên phần chữ ký của người hành nghề theo ngày cấp;
- Trường hợp người bệnh sau khi ra viện và trong giấy ra viện có ghi thông tin về thời gian tiếp tục điều trị ngoại trú hoặc thời gian cách ly thì thời gian nghỉ việc được xác định theo thời gian ghi trong giấy ra viện;
- Trường hợp người bệnh sau khi ra viện và trong giấy ra viện không ghi thông tin về thời gian tiếp tục điều trị ngoại trú nhưng người bệnh phải cách ly theo quy định thì thời gian nghỉ việc được xác định theo thời gian cách ly quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT;
- Trường hợp cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 đã giải thể, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được giao phụ trách quản lý, điều hành cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 theo quy định tại khoản c Mục V Quyết định 4111/QĐ-BYT chịu trách nhiệm cấp hoặc cấp lại hoặc cấp mới giấy ra viện, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho người bệnh;
- Việc cấp, sử dụng mẫu giấy ra viện và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Phụ lục 3 và Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT.
Như vậy, việc cấp giấy ra viện và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với người nhiễm COVID-19 được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Thông tư 18/2022/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?