Cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng theo trình tự như thế nào?
- Ai có quyền cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng bao gồm những giấy tờ gì?
- Cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng theo trình tự như thế nào?
- Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng có thời hạn bao lâu?
Ai có quyền cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng?
Theo Điều 14 Thông tư 11/2016/TT-BQP quy định về thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa như sau:
Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cấp giấy phép hoạt động và cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền cấp giấy phép hoạt động và cấp lại giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.
Bến thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng bao gồm những giấy tờ gì?
Theo khoản 1 Điều 17 Thông tư 11/2016/TT-BQP quy định về cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa như sau:
Cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa
1. Hồ sơ đề nghị
a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng được duyệt; hồ sơ hoàn công;
c) Biên bản nghiệm thu công trình;
d) Sơ đồ vùng nước trước bến và luồng ra, vào bến.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng bao gồm những giấy tờ sau đây:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 11/2016/TT-BQP;
Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa: Tải về
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng được duyệt; hồ sơ hoàn công;
- Biên bản nghiệm thu công trình;
- Sơ đồ vùng nước trước bến và luồng ra, vào bến.
Cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng theo trình tự như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 17 Thông tư 11/2016/TT-BQP quy định về cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa như sau:
Cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa
...
2. Trình tự thực hiện
a) Đơn vị quản lý trực tiếp bến thủy nội địa lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này gửi trực tiếp hoặc qua đường quân bưu đến Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương;
b) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ và có văn bản kèm theo hồ sơ gửi đến Cục Tác chiến; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương phải có văn bản hướng dẫn đơn vị quản lý trực tiếp bến thủy nội địa bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Tác chiến có trách nhiệm thẩm định, báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng không cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, Bộ Tổng Tham mưu phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
...
Theo đó, việc cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được thực hiện theo trình tự như sau:
- Đơn vị quản lý trực tiếp bến thủy nội địa lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Thông tư 11/2016/TT-BQP gửi trực tiếp hoặc qua đường quân bưu đến Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương;
- Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ và có văn bản kèm theo hồ sơ gửi đến Cục Tác chiến; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Tư lệnh Quân khu hoặc tương đương phải có văn bản hướng dẫn đơn vị quản lý trực tiếp bến thủy nội địa bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
- Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Tác chiến có trách nhiệm thẩm định, báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Điều 17 Thông tư 11/2016/TT-BQP; trường hợp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng không cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, Bộ Tổng Tham mưu phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Giấy phép hoạt động bến thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng có thời hạn bao lâu?
Theo khoản 3 Điều 17 Thông tư 11/2016/TT-BQP quy định về cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa như sau:
Cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa
...
3. Thời hạn hiệu lực của giấy phép hoạt động bến thủy nội địa bằng thời hạn sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc quyết định đóng quân.
Theo đó, thời hạn hiệu lực của giấy phép hoạt động bến thủy nội địa bằng thời hạn sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc quyết định đóng quân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn dự sơ tuyển thuộc E HSMST dự án PPP mới nhất theo Thông tư 15? Tải về mẫu đơn dự sơ tuyển?
- Lời chúc đêm giao thừa 2025 hay và ý nghĩa? Giao thừa 2025 đi làm được hưởng lương như thế nào?
- Tự xông đất đầu năm 2025 có tốt không? Người đi xông đất đầu năm cần làm gì? Xông đất đầu năm kiêng gì?
- Tiêu chuẩn cấp phát trang phục của chiến sĩ Dân quân tự vệ cơ động gồm những gì theo Nghị định 72?
- Hiệu trưởng có được bổ sung thêm thời gian nâng bậc lương trước thời hạn 3 tháng không? Tỷ lệ nâng bậc lương trước thời hạn hiện nay?