Cảnh sát viên, Trinh sát viên Cảnh sát biển Việt Nam có cần phải có trình độ đại học không? Hội đồng tuyển chọn Cảnh sát viên, Trinh sát viên Cảnh sát biển Việt Nam gồm có những ai?

Cho anh hỏi về cảnh sát biển Việt Nam, Cảnh sát viên Cảnh sát biển thì có cần trình độ đại học không em? Hội đồng tuyển chọn Cảnh sát viên, Trinh sát viên Cảnh sát biển Việt Nam gồm có những ai? - Câu hỏi của anh Trọng Hiếu đến từ Bình Định

Cảnh sát viên, Trinh sát viên Cảnh sát biển Việt Nam có cần phải có trình độ đại học không?

Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên như sau:

Tiêu chuẩn bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên
1. Là sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam đang tại ngũ, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp luật; phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng; có khả năng độc lập giải quyết vụ việc, giữ vững nguyên tắc, quy chế ngành Nghiệp vụ pháp luật Cảnh sát biển.
2. Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát, Học viện Khoa học quân sự hoặc cử nhân luật.
3. Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Thông tư này.
4. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
5. Trong trường hợp, do nhu cầu công tác cán bộ của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển, người có trình độ đại học các ngành khác có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 3, 4 Điều này, có thể được bổ nhiệm làm Cảnh sát viên, Trinh sát viên.

Như vậy, dựa vào các tiêu chuẩn nêu trên thì Cảnh sát viên, Trinh sát viên Cảnh sát biển Việt Nam phải có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát, Học viện Khoa học quân sự hoặc cử nhân luật.

Hội đồng tuyển chọn Cảnh sát viên, Trinh sát viên Cảnh sát biển Việt Nam gồm có những ai?

Căn cứ vào Điều 18 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định về hội đồng tuyển chọn Cảnh sát viên, Trinh sát viên như sau:

Hội đồng tuyển chọn Cảnh sát viên, Trinh sát viên
1. Thành phần Hội đồng tuyển chọn, gồm:
a) Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng;
b) Phó Tư lệnh Pháp luật Cảnh sát biển Việt Nam làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng;
c) Phó Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam làm Phó chủ tịch Hội đồng;
d) Đại diện Cục Cán bộ, Tổng cục Chính trị làm Ủy viên;
đ) Đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Quốc phòng làm Ủy viên;
e) Đại diện Bộ Tham mưu, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam làm Ủy viên;
g) Đại diện Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam làm Ủy viên;
h) Đại diện Cục Nghiệp vụ và Pháp luật, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam làm Ủy viên;
i) Trưởng phòng Pháp chế, Cục Nghiệp vụ và Pháp luật, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam làm Ủy viên kiêm Thư ký.
2. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định thành lập Hội đồng tuyển chọn Cảnh sát viên, Trinh sát viên (sau đây viết gọn là Hội đồng tuyển chọn).

Như vậy, hội đồng tuyển chọn Cảnh sát viên, Trinh sát viên Cảnh sát biển Việt Nam bao gồm:

+ Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng;

+ Phó Tư lệnh Pháp luật Cảnh sát biển Việt Nam làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng;

+ Phó Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam làm Phó chủ tịch Hội đồng;

+ Đại diện Cục Cán bộ, Tổng cục Chính trị làm Ủy viên;

+ Đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Quốc phòng làm Ủy viên;

+ Đại diện Bộ Tham mưu, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam làm Ủy viên;

+ Đại diện Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam làm Ủy viên;

+ Đại diện Cục Nghiệp vụ và Pháp luật, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam làm Ủy viên;

+ Trưởng phòng Pháp chế, Cục Nghiệp vụ và Pháp luật, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam làm Ủy viên kiêm Thư ký.

Thời hạn nộp hồ sơ, công văn đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên Cảnh sát biển Việt Nam là khi nào?

Căn cứ vào Điều 22 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định như sau:

Trình tự, thủ tục và hồ sơ bổ nhiệm
1. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm
a) Cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển xét và lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên, thông qua cấp ủy và gửi Hội đồng tuyển chọn;
b) Cơ quan Thường trực của Hội đồng tuyển chọn thẩm định hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển và tổng hợp, báo cáo Hội đồng tuyển chọn;
c) Hội đồng tuyển chọn họp, xét hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên;
d) Căn cứ vào kết quả cuộc họp xét hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên, Hội đồng tuyển chọn báo cáo Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;
đ) Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam thông qua Báo cáo kết quả xét hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Hội đồng tuyển chọn;
e) Căn cứ kết quả thông qua của Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Hội đồng tuyển chọn đề nghị Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên.
2. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, gồm:
a) Công văn của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên;
b) Bản nhận xét quá trình công tác của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển đối với cá nhân được đề nghị bổ nhiệm;
c) Danh sách cán bộ được đề nghị bổ nhiệm giữ chức danh Cảnh sát viên, Trinh sát viên;
d) Lý lịch (trích yếu 63) của cán bộ được đề nghị bổ nhiệm có dán ảnh thẻ cỡ 4x6 cm, do cơ quan cán bộ trích;
đ) Bản sao công chứng các văn bằng, chứng chỉ có liên quan;
e) Hai ảnh thẻ mặc cảnh phục mùa hè không đội mũ, cỡ 2 cm x 3 cm;
g) Giấy tờ, tài liệu khác theo yêu cầu của Hội đồng tuyển chọn.
3. Thời hạn nộp hồ sơ, công văn đề nghị bổ nhiệm
a) Đợt 1 gửi trước ngày 05 tháng 3 hằng năm;
b) Đợt 2 gửi trước ngày 05 tháng 9 hằng năm.

Như vậy, mỗi năm có 2 đợt nộp hồ sơ, công văn đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên Cảnh sát biển Việt Nam là:

+ Đợt 1 gửi trước ngày 05 tháng 3 hằng năm;

+ Đợt 2 gửi trước ngày 05 tháng 9 hằng năm.

Cảnh sát biển Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Cảnh sát biển Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Lễ phục của đội danh dự và tiêu binh Cảnh sát biển
Pháp luật
04 Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển của Việt Nam? Phạm vi hoạt động, địa bàn quản lý của các Bộ Tư lệnh?
Pháp luật
Nhà nước quản lý đối với Cảnh sát biển Việt Nam thông qua những nội dung gì theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Cảnh sát biển Việt Nam có quyền truy đuổi tàu thuyền không chấp hành hiệu lệnh dừng tàu thuyền theo quy định không?
Pháp luật
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có quyền tiến hành hoạt động điều tra hình sự theo quy định của pháp luật không?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có gồm việc bảo đảm độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia không?
Pháp luật
Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam do Thủ tướng bổ nhiệm có hạn tuổi phục vụ cao nhất đến năm bao nhiêu?
Pháp luật
Khi tiếp nhận vụ việc có tính chất phức tạp mà chưa có dấu hiệu của tội phạm thì Cảnh sát biển Việt Nam phải tiến hành xác minh những nội dung nào?
Pháp luật
Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam là ai? Ai có quyền quyết định bổ nhiệm Trinh sát viên?
Pháp luật
Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển có được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ không?
Pháp luật
Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển năm 2022: Tăng giá trị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cảnh sát biển
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
4,431 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cảnh sát biển

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cảnh sát biển

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào