Cảnh sát môi trường phải công khai những nội dung nào và phải thông qua những hình thức nào theo quy định?
Cảnh sát môi trường công khai những nội dung thông qua những hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 83/2019/TT-BCA quy định như sau:
Các hình thức công khai
Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và nội dung phải công khai, cơ quan Công an áp dụng một, một số hoặc tất cả các hình thức công khai sau đây:
1. Niêm yết tại nơi tiếp công dân của cơ quan Công an.
2. Thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan Công an (nếu có).
3. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Thông báo khi làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Các hình thức phù hợp khác.
Theo đó, Cảnh sát môi trường căn cứ vào đặc điểm, tính chất và nội dung phải công khai, cơ quan Công an áp dụng một, một số hoặc tất cả các hình thức công khai sau đây:
- Niêm yết tại nơi tiếp công dân của cơ quan Công an.
- Thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan Công an (nếu có).
- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Thông báo khi làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Các hình thức phù hợp khác.
Cảnh sát môi trường phải công khai những nội dung nào để thực hiện dân chủ trong công tác?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 83/2019/TT-BCA quy định cụ thể:
Những nội dung Cảnh sát môi trường phải công khai
1. Trụ sở, nơi làm việc của Cảnh sát môi trường; số điện thoại trực ban đơn vị; người có thẩm quyền giải quyết các đơn, thư, tin báo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
2. Chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm thuộc nhiệm vụ của Cảnh sát môi trường có liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát môi trường khi làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân (trừ những nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác).
4. Các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm và hậu quả (nếu có) mà Cảnh sát môi trường đã xử lý trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (trừ những nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác).
Theo đó, Cảnh sát môi trường phải công khai những nội dung để thực hiện dân chủ trong công tác gồm:
- Trụ sở, nơi làm việc của Cảnh sát môi trường; số điện thoại trực ban đơn vị; người có thẩm quyền giải quyết các đơn, thư, tin báo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
- Chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm thuộc nhiệm vụ của Cảnh sát môi trường có liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát môi trường khi làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân (trừ những nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác).
- Các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm và hậu quả (nếu có) mà Cảnh sát môi trường đã xử lý trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (trừ những nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác).
Cảnh sát môi trường (Hình từ Internet)
Cảnh sát môi trường có trách nhiệm gì để thực hiện dân chủ trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 83/2019/TT-BCA quy định như sau
Trách nhiệm của Cảnh sát môi trường
1. Cảnh sát môi trường có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân giải trình về những hành vi có dấu hiệu tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm, cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
2. Cảnh sát môi trường có trách nhiệm phối hợp với các lực lượng, sử dụng phương tiện, áp dụng các biện pháp công tác Công an theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an để phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm để kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có biện pháp phòng ngừa, khắc phục.
3. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường khi thực hiện nhiệm vụ tại các cơ quan, tổ chức phải thực hiện đúng quy định của pháp luật, của Bộ Công an và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị về công việc mình đã tiến hành.
4. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường khi làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân phải có kế hoạch công tác, chuẩn bị kỹ nội dung làm việc; dự kiến các tình huống đột xuất và phương án giải quyết các tình huống đó. Nội dung kế hoạch công tác phải được sự phê duyệt của lãnh đạo đơn vị.
Như vậy, Cảnh sát môi trường có trách nhiệm phối hợp với các lực lượng, sử dụng phương tiện, áp dụng các biện pháp công tác Công an theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an để phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm để kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có biện pháp phòng ngừa, khắc phục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?