Trong tổ chức Cảnh sát môi trường thì những ai có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền của mình?

Em ơi cho chị hỏi: Tổ chức và hoạt động của Cảnh sát môi trường được thực hiện dựa trên những nguyên tắc gì? Trong tổ chức Cảnh sát môi trường thì những ai có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền của mình? Đây là câu hỏi của chị Minh Hà đến từ Đà Nẵng.

Tổ chức của Cảnh sát môi trường gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 8 Pháp lệnh Cảnh sát môi trường năm 2014 quy định như sau:

Tổ chức của Cảnh sát môi trường
1. Tổ chức của Cảnh sát môi trường gồm:
a) Cục thuộc Bộ Công an;
b) Phòng thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Đội thuộc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể Điều này.

Theo đó, tổ chức của Cảnh sát môi trường gồm:

- Cục thuộc Bộ Công an;

- Phòng thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Đội thuộc Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương.

Cảnh sát môi trường (Hình từ Internet)

Tổ chức và hoạt động của Cảnh sát môi trường được thực hiện dựa trên những nguyên tắc gì?

Căn cứ theo Điều 4 Pháp lệnh Cảnh sát môi trường năm 2014 quy định như sau:

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Cảnh sát môi trường
1. Đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ủy Công an Trung ương và sự chỉ huy, quản lý của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; tôn trọng và bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm an sinh xã hội.
3. Chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh tội phạm, vi phạm pháp luật theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ.
4. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức có liên quan trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ.
5. Dựa vào Nhân dân, phát huy sức mạnh của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.

Như vậy, tổ chức và hoạt động của Cảnh sát môi trường được thực hiện dựa trên những nguyên tắc như quy định trên.

Trong tổ chức Cảnh sát môi trường thì những ai có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền của mình?

Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 105/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Ủy quyền
1. Người có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 6; Khoản 2 Điều 7; Khoản 2 Điều 8; Điểm a, b, c, d Khoản 2 Điều 9 của Nghị định này có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền của mình.
2. Việc ủy quyền phải bằng văn bản, xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền, được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc. Cấp phó được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật và trước cấp trưởng. Người được ủy quyền không được ủy quyền cho người khác.

Theo đó, trong tổ chức Cảnh sát môi trường thì những người có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền của mình gồm:

a) Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường;

b) Giám đốc Công an cấp tỉnh;

c) Trưởng phòng Cảnh sát môi trường Công an cấp tỉnh;

d) Trưởng Công an cấp huyện.

Việc ủy quyền phải bằng văn bản, xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền, được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc.

Cấp phó được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật và trước cấp trưởng. Người được ủy quyền không được ủy quyền cho người khác.

Cảnh sát môi trường bị nghiêm cấm thực hiện những hành vi nào?

Căn cứ theo Điều 6 Pháp lệnh Cảnh sát môi trường năm 2014 quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Đối với Cảnh sát môi trường:
a) Các hành vi không được làm theo quy định của Luật Công an nhân dân;
b) Cố ý bỏ lọt tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm;
c) Lợi dụng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát môi trường để gây phiền hà, sách nhiễu, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân:
a) Chống lại hoặc cản trở Cảnh sát môi trường thi hành công vụ;
b) Giả danh Cảnh sát môi trường;
c) Mua chuộc, hối lộ hoặc có hành vi xúi giục, lôi kéo, ép buộc Cảnh sát môi trường thực hiện hành vi trái với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát môi trường;
d) Trả thù, đe dọa trả thù, cản trở người làm chứng, người tố giác, người tố cáo hoặc người thân thích của họ trong việc tố giác, tố cáo, khai báo và xử lý tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.

Như vậy, Cảnh sát môi trường bị nghiêm cấm thực hiện những hành vi được quy định như trên.

Cảnh sát môi trường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc đào tạo, tuyển chọn nguồn nhân lực về cảnh sát môi trường được ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh như thế nào?
Pháp luật
Trong tổ chức Cảnh sát môi trường thì những ai có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền của mình?
Pháp luật
Cảnh sát môi trường có quyền xử lý vi phạm hành chính không? Nếu có thì được xử phạt vi phạm hành chính về những lĩnh vực nào?
Pháp luật
Cảnh sát môi trường là lực lượng đấu tranh chống tội phạm vi phạm pháp luật về những lĩnh vực nào? Và do ai chịu trách nhiệm quản lý?
Pháp luật
Đơn kiến nghị, phản ánh không thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan Cảnh sát môi trường thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường được nhận, giải quyết đơn tố cáo ngoài trụ sở Cơ quan trong trường hợp nào?
Pháp luật
Việc đào tạo, tuyển chọn nguồn nhân lực Cảnh sát môi trường được quy định thế nào? Kinh phí hoạt động của Cảnh sát môi trường được trích từ nguồn ngân sách nào?
Pháp luật
Cảnh sát môi trường phối hợp với các cơ quan, tổ chức để phòng, chống tội phạm được dựa trên những nguyên tắc nào?
Pháp luật
Lực lượng cảnh sát môi trường được phép kiểm tra hành chính cơ sở kinh doanh khi nào? Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của lực lượng cảnh sát môi trường quy định như thế nào?
Pháp luật
Nhiệm vụ của Cảnh sát môi trường là gì? Các biện pháp nghiệp vụ của Cảnh sát môi trường trong tổ chức phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cảnh sát môi trường
796 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cảnh sát môi trường
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào