Cảnh sát giao thông có được tạm giữ xe ô tô khi trước khi ra quyết định xử phạt đối với tài xế không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn?
- Cảnh sát giao thông có được tạm giữ xe ô tô khi trước khi ra quyết định xử phạt đối với tài xế không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn?
- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của cảnh sát giao thông, tài xế xe ô tô bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Tài xế xe ô tô sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe bao lâu khi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của cảnh sát giao thông?
Cảnh sát giao thông có được tạm giữ xe ô tô khi trước khi ra quyết định xử phạt đối với tài xế không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn?
Theo điểm a khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a Khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau:
Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;
b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;
c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;
d) Điểm q khoản 1; điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm g (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4 Điều 8;
đ) Khoản 9 Điều 11;
e) Điểm a, điểm b khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c khoản 6 Điều 16;
g) Điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 17;
h) Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;
i) Khoản 1; điểm a khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 21;
k) Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e, điểm h khoản 8; điểm c, điểm i khoản 9; điểm b khoản 10 Điều 30;
l) Điểm b khoản 5 Điều 33.
Theo quy định trên, cảnh sát giao thông được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
...
Như vậy, để ngăn chặn ngay hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của tài xế, cảnh sát giao thông được phép tạm giữ phương tiện là xe ô tô trước khi ra quyết định xử phạt theo Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Cảnh sát giao thông có được tạm giữ xe ô tô khi trước khi ra quyết định xử phạt đối với tài xế không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn? (Hình từ Internet)
Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của cảnh sát giao thông, tài xế xe ô tô bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Theo điểm b khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
...
Theo đó, tài xế xe ô tô có thể bị phạt hành chính với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của cảnh sát giao thông.
Tài xế xe ô tô sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe bao lâu khi không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của cảnh sát giao thông?
Theo điểm h khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
...
h) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Theo đó, tài xế có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng nếu không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của cảnh sát giao thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?
- Quỹ Từ thiện sống xanh là gì? Trụ sở Quỹ từ thiện sống xanh ở đâu? Phạm vi hoạt động Quỹ từ thiện sống xanh?
- Vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí được dùng để làm gì? Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm những gì?
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?