Cảnh sát biển Việt Nam có được đề nghị hỗ trợ của cá nhân nước ngoài đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam trong trường hợp khẩn cấp bắt giữ tàu vi phạm pháp luật hay không?
- Cảnh sát biển Việt Nam có được đề nghị hỗ trợ của cá nhân nước ngoài đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam trong trường hợp khẩn cấp bắt giữ tàu vi phạm pháp luật hay không?
- Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện quyền truy đuổi tàu thuyền trên biển như thế nào?
- Thay đổi cấp độ an ninh hàng hải sẽ được quy định ra sao?
Cảnh sát biển Việt Nam có được đề nghị hỗ trợ của cá nhân nước ngoài đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam trong trường hợp khẩn cấp bắt giữ tàu vi phạm pháp luật hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Luật Cảnh sát biển 2018 như sau:
Huy động người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự
1. Trong trường hợp khẩn cấp để bắt giữ người, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật; tìm kiếm cứu nạn; ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển nghiêm trọng, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam được huy động người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam.
2. Việc huy động theo quy định tại khoản 1 Điều này phải phù hợp với khả năng thực tế của người, tàu thuyền và phương tiện, thiết bị kỹ thuật dân sự được huy động và phải hoàn trả ngay khi tình thế khẩn cấp chấm dứt.
Trường hợp người, tài sản được huy động làm nhiệm vụ mà bị thiệt hại thì được hưởng chế độ, chính sách, đền bù theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Luật này; đơn vị có cán bộ, chiến sĩ huy động có trách nhiệm giải quyết việc đền bù theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có trách nhiệm thực hiện việc huy động của Cảnh sát biển Việt Nam.
4. Trong trường hợp khẩn cấp để bắt giữ người, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật; tìm kiếm cứu nạn; ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển nghiêm trọng, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam đề nghị hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam.
Theo đó, trong trường hợp khẩn cấp để bắt giữ người, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật; tìm kiếm cứu nạn; ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển nghiêm trọng, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam đề nghị hỗ trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam.
Như vậy, Cảnh sát biển Việt Nam sẽ được đề nghị hỗ trợ của cá nhân nước ngoài đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam trong trường hợp khẩn cấp bắt giữ tàu vi phạm pháp luật.
Cảnh sát biển Việt Nam (Hình từ Internet)
Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện quyền truy đuổi tàu thuyền trên biển như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật Cảnh sát biển 2018 như sau:
Thực hiện quyền truy đuổi tàu thuyền trên biển
1. Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện quyền truy đuổi tàu thuyền trên biển trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia;
b) Không chấp hành tín hiệu, hiệu lệnh dừng tàu thuyền của Cảnh sát biển Việt Nam trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này;
c) Thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động truy đuổi;
d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Phạm vi, thẩm quyền và trình tự truy đuổi tàu thuyền trên biển của Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện quyền truy đuổi tàu thuyền trên biển trong các trường hợp:
(1) Vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia;
(2) Không chấp hành tín hiệu, hiệu lệnh dừng tàu thuyền của Cảnh sát biển Việt Nam trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này;
(3) Thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động truy đuổi;
(4) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, phạm vi, thẩm quyền cũng như trình tự truy đuổi tàu thuyền trên biển của Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Thay đổi cấp độ an ninh hàng hải sẽ được quy định ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật Cảnh sát biển 2018 như sau:
Công bố, thông báo, thay đổi cấp độ an ninh hàng hải
Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam công bố cấp độ hoặc thay đổi cấp độ an ninh hàng hải và thực hiện việc thông báo cho cơ quan có thẩm quyền; tiếp nhận, xử lý thông tin an ninh hàng hải; thông báo các biện pháp an ninh hàng hải phù hợp cần áp dụng đối với tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Việt Nam.
Như vậy, việc thay đổi cấp độ an ninh hàng hải được quy định như sau:
Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam thay đổi cấp độ an ninh hàng hải và thực hiện việc thông báo cho cơ quan có thẩm quyền;
Tiếp nhận, xử lý thông tin an ninh hàng hải;
Thông báo các biện pháp an ninh hàng hải phù hợp cần áp dụng đối với tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu quyết định cho thôi việc mới nhất 2025? Tải mẫu quyết định cho thôi việc năm 2025?
- Giao 3.212 biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An? Tải về phụ lục xem chi tiết?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?