Căng băng rôn đòi nợ tại đất dành cho đường bộ có thể bị xử lý vi phạm hành chính tối đa bao nhiêu tiền?
Căng băng rôn đòi nợ tại đất dành cho đường bộ có thể bị xử lý vi phạm hành chính tối đa bao nhiêu tiền?
Tại điểm c khoản 3 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và khoản 10 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
...
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng đường bộ trái quy định để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội;
b) Dựng cổng chào hoặc các vật che chắn khác trái quy định trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
c) Treo băng rôn, biểu ngữ trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ;
d) Đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo trên đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 8 Điều này;
đ) Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe, trông, giữ xe;
e) Sử dụng trái phép đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị làm nơi sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe, bơm nước mui xe gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ.
...
10. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
...
d) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3; khoản 4; điểm b, điểm c, điểm d khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, phương tiện, vật tư, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị, biển hiệu, biển quảng cáo, các loại vật dụng khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra
Theo quy định này, nếu cá nhân có hành vi căng băng rôn đòi nợ tại đất dành cho đường bộ có thể bị xử lý vi phạm hành chính tối đa 1.000.000 đồng, trường hợp tổ chức có hành vi căng băng rôn đòi nợ tại đất dành cho đường bộ làm ảnh hưởng tới trật tự an toàn giao thông đường bộ thì mức phạt tiền tối đa là 2.000.000 đồng.
Biện pháp cưỡng chế chỉ áp dụng với hành vi căng băng rôn đòi nợ gây ảnh hưởng trật tự công cộng trong trường hợp nào?
Tại Điều 6 Nghị định 38/2005/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc xử lý vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng
1. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng đều phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.
2. Việc xử lý vi phạm pháp luật về trật tự công cộng phải thực hiện theo đúng quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết khác có liên quan để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.
3. Chỉ áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết sau khi đã áp dụng các biện pháp hướng dẫn, giáo dục, thuyết phục nhưng người vi phạm vẫn không chấp hành hoặc cố tình vi phạm, chống đối, gây rối trật tự công cộng.
Theo quy định này thì biện pháp cưỡng chế chỉ áp dụng với hành vi căng băng rôn đòi nợ gây ảnh hưởng trật tự công cộng khi đã áp dụng các biện pháp hướng dẫn, giáo dục, thuyết phục nhưng người vi phạm vẫn không chấp hành hoặc cố tình vi phạm, chống đối, gây rối trật tự công cộng.
Căng băng rôn đòi nợ tại đất dành cho đường bộ có thể bị xử lý vi phạm hành chính tối đa bao nhiêu tiền? (hình từ internet)
Những hành vi bị nghiêm cấm nhằm đảm bảo trật tự xã hội theo quy định?
Các hành vi bị nghiêm cấm nhằm đảm bảo trật tự xã hội được quy định tại Điều 5 Nghị định 38/2005/NĐ-CP, cụ thể gồm các hành vi sau:
- Lợi dụng các quyền tự do dân chủ của công dân để thực hiện hoặc lôi kéo, kích động, mua chuộc, cưỡng ép người khác tập trung đông người nhằm gây rối trật tự công cộng hoặc để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Tập trung đông người trái với quy định của pháp luật ở lòng đường, vỉa hè, trước trụ sở cơ quan, tổ chức, tại khu vực đang diễn ra các hội nghị quốc tế, kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân hoặc các hoạt động chính trị quan trọng khác của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội hoặc nơi công cộng khác.
- Tiến hành các hoạt động quy định tại Điều 7 Nghị định này mà không được phép của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
- Gây cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, của cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội hoặc cản trở, chống người thi hành công vụ.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để dung túng, bao che hoặc xử lý không nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng.
- Các hành vi khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng, cuộc sống bình thường của nhân dân hoặc trái với thuần phong mỹ tục, nếp sống văn minh nơi công cộng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?