Căn cứ vào đâu để đánh giá công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong ngành Kiểm sát nhân dân?
Căn cứ vào đâu để đánh giá công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong ngành Kiểm sát nhân dân?
Theo khoản 1 Điều 5 Quy chế đánh giá, phân loại công, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 06/QĐ-VKSTC-V15 năm 2015 quy định như sau:
Căn cứ đánh giá
1. Đối với công chức:
a) Nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp và những việc công chức không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức; các quy định khác của nhà nước, của ngành, của đơn vị đối với công chức;
b) Tiêu chuẩn ngạch công chức, chức vụ lãnh đạo, quản lý;
c) Nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm được phân công hoặc được giao chỉ đạo, tổ chức thực hiện;
d) Hoàn cảnh và điều kiện tác động tới việc thực hiện nhiệm vụ của công chức trong thời hạn đánh giá.
...
Như vậy, để đánh giá công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong ngành Kiểm sát nhân dân cần căn cứ:
- Nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp và những việc công chức không được làm quy định tại Mục 4 Luật Cán bộ, công chức 2008; các quy định khác của nhà nước, của ngành, của đơn vị đối với công chức;
- Tiêu chuẩn ngạch công chức;
- Nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm được phân công hoặc được giao chỉ đạo, tổ chức thực hiện;
- Hoàn cảnh và điều kiện tác động tới việc thực hiện nhiệm vụ của công chức trong thời hạn đánh giá.
Căn cứ vào đâu để đánh giá công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong ngành Kiểm sát nhân dân? (Hình từ Internet)
Việc đánh giá công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong ngành Kiểm sát nhân dân gồm những nội dung nào?
Theo khoản 1 Điều 6 Quy chế đánh giá, phân loại công, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 06/QĐ-VKSTC-V15 năm 2015 quy định việc đánh giá công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong ngành Kiểm sát nhân dân gồm những nội dung như sau:
Nội dung đánh giá
1. Đối với công chức:
a) Việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; ý thức tổ chức kỷ luật trong công tác, chấp hành sự phân công, điều động của cơ quan, đơn vị, thực hiện nội quy, quy chế, quy định của ngành, đơn vị và địa phương nơi cư trú;
b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; tinh thần trách nhiệm trong công tác, tự phê bình và phê bình, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác;
c) Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; ý thức học tập nâng cao trình độ;
d) Kết quả thực hiện nhiệm vụ thể hiện ở khối lượng, chất lượng, chỉ tiêu công tác, tiến độ và hiệu quả của công việc trong từng vị trí, từng thời gian;
đ) Quan hệ phối hợp trong công tác với các đơn vị liên quan và đồng nghiệp; ý thức giữ gìn đoàn kết và xây dựng đơn vị;
e) Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân;
g) Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của công chức.
...
Những việc nào công chức không được làm?
Theo quy định tại Mục 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về những việc công chức không được làm bao gồm:
Theo Điều 18 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định những việc công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ gồm:
Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
3. Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
4. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
Theo Điều 19 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định những việc công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước gồm:
Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước
1. Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.
2. Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.
3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này.
Theo Điều 20 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định những việc khác công chức không được làm gồm:
Những việc khác cán bộ, công chức không được làm
Ngoài những việc không được làm quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này, cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng lĩnh vực và phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng? Tải về bảng?
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2, hạng 3 thuộc về ai theo Nghị định 175?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn như thế nào?
- Mâm ngũ quả miền Nam có gì? 11 loại quả mâm ngũ quả? Tết Nguyên Đán Ất Tỵ có được bắt pháo hoa không?
- Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có được hành nghề trên phạm vi cả nước?