Cán bộ làm công tác thư viện và thiết bị trường học có được hưởng phụ cấp trách nhiệm hay phụ cấp độc hại không?

Cho em hỏi, cán bộ làm công tác thư viện và thiết bị trường học có được hưởng phụ cấp trách nhiệm hay phụ cấp độc hại gì không? Nếu được hưởng thì mức hưởng và cách chi trả phụ cấp độc hại được quy định như thế nào?

Cán bộ làm công tác thư viện có các quyền gì theo quy định của pháp luật hiện hành?

Căn cứ theo Điều 40 Luật Thư viện 2019 quy định về quyền của người làm công tác thư viện như sau:

"Điều 40. Quyền của người làm công tác thư viện
1. Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức quản lý thư viện và kỹ năng sử dụng trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật hiện đại ứng dụng trong hoạt động thư viện.
2. Được tham gia nghiên cứu khoa học, sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thư viện.
3. Được hưởng lương; chế độ, chính sách ưu đãi về nghề nghiệp theo quy định của pháp luật."

Theo đó, cán bộ công tác thư viện có các quyền theo quy định nêu trên, trong đó có được hưởng lương; chế độ, chính sách ưu đãi về nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

Cán bộ làm công tác thư viện

Cán bộ làm công tác thư viện (Hình từ Internet)

Cán bộ làm công tác thư viện và thiết bị trường học có được hưởng phụ cấp trách nhiệm hay phụ cấp độc hại không?

Căn cứ theo Điều 9 Quy định về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 01/2003/QĐ-BGDĐT quy định:

"Điều 9. Đối với cán bộ làm công tác thư viện.
1. Mỗi trường đều phải bố trí cán bộ, giáo viên làm công tác thư viện. Nếu là giáo viên kiêm nhiệm làm công tác thư viện thì phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về thư viện trường học, được hưởng lương và các tiêu chuẩn khác như giáo viên đứng lớp. Cán bộ thư viện trường học không phải là giáo viên, nhưng được đào tạo nghiệp vụ thư viện thì được hưởng lương và các chế độ phụ cấp như ngành văn hóa - thông tin quy định.
2. Từng học kỳ và cuối năm học, cán bộ hoặc giáo viên làm công tác thư viện phải báo cáo cho Hiệu trưởng về tổ chức và hoạt động của thư viện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về toàn bộ công tác thư viện trường học."

Theo đó, mỗi trường đều phải bố trí cán bộ làm công tác thư viện. Cán bộ thư viện trường học không phải là giáo viên, nhưng được đào tạo nghiệp vụ thư viện thì được hưởng lương và các chế độ phụ cấp như ngành văn hóa - thông tin quy định.

Các chế độ phụ cấp ngành văn hóa - thông tin quy định tại Thông tư 26/2006/TT-BVHTT hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành văn hoá - thông tin.

Như vậy, cán bộ làm công tác thư viện và thiết bị trường học thì được hưởng phụ cấp phụ cấp độc hại theo quy định.

Hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ làm công tác thư viện được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định tại Mục II Thông tư 26/2006/TT-BVHTT:

"II. CÁC MỨC PHỤ CẤP
Mức 4: Hệ số 0,49 so với lương tối thiểu áp dụng đối với diễn viên xiếc, uốn dẻo, dế trụ, nhào lộn và xiếc biểu diễn trên cao.
Mức 3: Hệ số 0,30 so với lương tối thiểu áp dụng đối với những người trực tiếp làm các nghề, công việc sau:
...
Mức 2: Hệ số 0,20 so với lương tối thiểu áp dụng đối với những người trực tiếp làm các nghề, công việc sau:
...
- Dựng cảnh, làm khói lửa trong phim;
- Tráng phim, rửa ảnh;
- Dựng nhà bạt, rạp xiếc lưu động, nhà trưng bày triễn lãm;
- Chăm sóc, nuôi dưỡng thú xiếc;
- Làm con rối;
- Nhạc công trong các dàn nhạc, đội nhạc;
- Diễn viên chèo, cải lương, dân ca, kịch, điện ảnh và ca sĩ chuyên nghiệp;
- Hướng dẫn khách thăm quan bảo tàng Hồ Chí Minh;
- Kiểm kê, bảo quản, xử lý kỹ thuật các hiện vật, tài liệu, sách báo, phim ảnh trong kho lưu trữ của bảo tàng, thư viện và viện lưu trữ;
- Tu sửa, phục chế tài liệu, hiện vật của thư viện, viện lưu trữ và bảo tàng;
- Mộc chạm các công trình di tích lịch sử, tạc tượng và điêu khắc;
- Thông tin lưu động của các tỉnh miền núi và hải đảo."

Theo đó, mức 2 có hệ số 0,2 so với lương tối thiểu áp dụng đối với những người trực tiếp làm các công việc sau: Kiểm kê, bảo quản, xử lý kỹ thuật các hiện vật, tài liệu, sách báo, phim ảnh trong kho lưu trữ của bảo tàng, thư viện và viện lưu trữ.

Cách tính và chi trả phụ cấp được quy định tại Mục III Thông tư 26/2006/TT-BVHTT như sau:

"Nguồn kinh phí, cách tính và chi trả chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành văn hóa - thông tin được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể như sau:
1. Cách tính và chi trả phụ cấp:
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm, nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 tiếng trở lên thì được tính cả ngày làm việc.
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
..."

Theo đó, phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm, nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 tiếng trở lên thì được tính cả ngày làm việc.

Cán bộ làm công tác thư viện được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Cán bộ làm công tác thư viện
Phụ cấp độc hại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cách tính phụ cấp độc hại, nguy hiểm của cán bộ, công chức, viên chức trước và sau thực hiện cải cách tiền lương 2024 có gì khác nhau?
Pháp luật
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức được đưa vào loại phụ cấp nào khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27?
Pháp luật
Người thủ kho hóa chất có cần phải có kinh nghiệm về hóa chất hay không? Thủ kho thuốc hoặc thủ kho hóa chất có được hưởng phụ cấp độc hại?
Pháp luật
Tiền lương của người lao động để tính tiền làm thêm giờ có bao gồm phụ cấp độc hại không?
Pháp luật
Bỏ phụ cấp độc hại nguy hiểm khi cải cách tiền lương 2024 theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 đúng không?
Pháp luật
Cán bộ làm công tác thư viện và thiết bị trường học có được hưởng phụ cấp trách nhiệm hay phụ cấp độc hại không?
Pháp luật
Phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với các đối tượng làm việc trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình có được dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội không?
Pháp luật
Điều kiện chế độ hưởng tiền phụ cấp độc hại của nhân viên y tế được pháp luật quy định cụ thể như thế nào?
Pháp luật
Đối tượng nào được hưởng phụ cấp độc hại? Điều kiện, cách tính phụ cấp độc hại đối với người làm văn thư lưu trữ quy định như thế nào?
Pháp luật
Phụ cấp độc hại đối với nhân viên thiết bị trong trường học ra sao? Cách tính phụ cấp độc hại đối với nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm trường học ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cán bộ làm công tác thư viện
21,063 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cán bộ làm công tác thư viện Phụ cấp độc hại
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào