Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 01/2003/QĐ-BGDĐT tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông

Số hiệu: 01/2003/QĐ-BGDĐT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Lê Vũ Hùng
Ngày ban hành: 02/01/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2003/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN THƯ VIỆN TRƯỜNG PHỔ THÔNG.

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công tác Chính trị,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 659/QĐ-NXBGD ngày 09/7/1990 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Tiêu chuẩn thư viện trường học” áp dụng cho các trường phổ thông.

Điều 3. Các Chánh Văn phòng, Vụ trưởng các vụ có liên quan và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG




Lê Vũ Hùng

 

QUY ĐỊNH

VỀ TIÊU CHUẨN THƯ VIỆN TRƯỜNG PHỔ THÔNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh:

1. Văn bản này quy định các tiêu chuẩn, quy trình công nhận thư viện đạt chuẩn của các trường thuộc giáo dục phổ thông: tiểu học; trung học cơ sở; trung học phổ thông (sau đây gọi chung là trường phổ thông).

2. Thư viện trường phổ thông được xét công nhận các danh hiệu phải đạt những tiêu chuẩn quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI của Quy định này.

Chương II

TIÊU CHUẨN THỨ NHẤT: VỀ SÁCH, BÁO,TẠP CHÍ, BẢN ĐỒ, TRANH ẢNH GIÁO DỤC, BĂNG ĐĨA GIÁO KHOA

Điều 2. Sách, gồm 3 bộ phận.

1. Sách giáo khoa:

Trước ngày khai giảng năm học mới nhà trường phải có “tủ sách giáo khoa dùng chung” để đảm bảo cho mỗi học sinh có 01 bộ sách giáo khoa (bằng các hình thức mua, thuê hoặc mượn). Đảm bảo 100% học sinh thuộc diện chính sách xã hội, học sinh nghèo có thể thuê, mượn sách giáo khoa.

2. Sách nghiệp vụ của giáo viên:

a) Các văn bản, Nghị quyết của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, ngành, liên Bộ, liên ngành, các tài liệu hướng dẫn của ngành phù hợp với cấp học, bậc học và nghiệp vụ quản lý giáo dục phổ thông.

b) Các sách bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm.

c) Các sách nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên theo từng chu kỳ.

Mỗi tên sách nghiệp vụ của giáo viên phải đủ cho mỗi giáo viên có 1 bản và 3 bản lưu tại thư viện. Riêng đối với thư viện trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, được tính theo bộ môn mà giáo viên trực tiếp giảng dạy.

3. Sách tham khảo:

a) Các sách công cụ, tra cứu: từ điển, tác phẩm kinh điển (mỗi tên sách có từ 3 bản trở lên).

b) Sách tham khảo của các môn học (mỗi tên sách có tối thiểu từ 5 bản trở lên).

c) Sách mở rộng kiến thức, nâng cao trình độ của các môn học: phù hợp với các chương trình của từng cấp học, bậc học (mỗi tên sách có từ 3 bản trở lên).

d) Sách phục vụ các nhu cầu về mở rộng, nâng cao kiến thức chung, tài liệu về các cuộc thi theo chủ đề, chuyên đề, các đề thi học sinh giỏi (mỗi tên sách có từ 5 bản trở lên).

đ) Các trường phổ thông căn cứ vào danh mục sách dùng cho thư viện các trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn hàng năm (bắt đầu từ năm 2000) để có kế hoạch bổ sung sách tham khảo cho thư viện trường học.

Thư viện bổ sung các sách tham khảo trên theo khả năng kinh phí của từng đơn vị và theo hướng dẫn lựa chọn các đầu sách của các Vụ quản lý cấp học, bậc học của Bộ. Hạn chế bổ sung các loại sách, báo, tạp chí mang tính giải trí, chưa phục vụ sát với chương trình giảng dạy, học tập trong nhà trường.

Số lượng các sách tham khảo trong thư viện phải đạt số bình quân sau:

- Trường tiểu học:

Trường ở thành phố, thị xã và đồng bằng tối thiểu 1 học sinh có 2 cuốn sách. Các trường ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, tối thiểu 2 học sinh có 1 cuốn sách. Số sách tham khảo phải có đầy đủ tên sách theo danh mục sách dùng cho thư viện các trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn hàng năm.

- Trường trung học cơ sở:

Trường ở thành phố, thị xã và đồng bằng tối thiểu 1 học sinh có 3 cuốn sách. Các trường ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, tối thiểu 1 học sinh có 1 cuốn sách. Số sách tham khảo phải có đầy đủ tên sách theo danh mục sách dùng cho thư viện các trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn hàng năm.

- Trường trung học phổ thông:

Trường ở thành phố, thị xã, đồng bằng tối thiểu 1 học sinh có 4 cuốn sách. Các trường ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, tối thiểu 1 học sinh có 2 cuốn sách. Số sách tham khảo phải có đầy đủ tên sách theo danh mục sách dùng cho thư viện các trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn hàng năm.

Điều 3. Báo, tạp chí, bản đồ và tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa.

1. Báo, tạp chí: báo Nhân dân, báo Giáo dục và Thời đại, tạp chí Giáo dục, tạp chí Thế giới mới và các loại báo, tạp chí, tập san của ngành phù hợp với ngành học, cấp học.

Ngoài ra còn có các loại báo, tạp chí khác phù hợp với lứa tuổi và bậc học của nhà trường.

2. Bản đồ và tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa: Đảm bảo đủ các loại bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng, đĩa giáo khoa do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản và phát hành từ sau năm 1998.

Mỗi tên bản đồ, tranh ảnh được tính tối thiểu theo lớp, cứ 2 lớp cùng khối có 1 bản.

Chương III

TIÊU CHUẨN THỨ HAI: VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT

Điều 4. Phòng thư viện.

1. Thư viện trường phổ thông phải được đặt ở trung tâm hoặc nơi thuận tiện trong nhà trường để phục vụ việc đọc và mượn sách, báo của giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý giáo dục.

2. Mỗi thư viện cần đảm bảo diện tích tối thiểu là 50 m2 để làm phòng đọc và kho sách (có thể 1 hoặc một số phòng), có đủ điều kiện cho thư viện hoạt động.

Điều 5. Trang thiết bị chuyên dùng.

1. Có giá, tủ chuyên dùng trong thư viện để đựng sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa.

2. Có đủ bàn ghế, ánh sáng cho phòng đọc và cho cán bộ làm công tác thư viện làm việc.

3. Có tủ hoặc hộp mục lục, sổ mục lục, bảng để giới thiệu sách với bạn đọc.

4. Những trường có điều kiện về kinh phí, từng bước trang bị máy vi tính, các phương tiện nghe nhìn, máy hút bụi, máy hút ẩm, quạt điện, máy điều hòa không khí, máy photocopy... nhằm tạo thuận lợi cho công việc quản lý tài sản, vốn sách báo, tài liệu và điều kiện phục vụ bạn đọc.

5. Thư viện của các trường đạt chuẩn quốc gia, các trường xây dựng mới có quy mô đạt chuẩn quốc gia, các trường thuộc địa bàn thị xã, thành phố, phải có phòng đọc cho giáo viên tối thiểu 20 chỗ ngồi, phòng đọc cho học sinh tối thiểu 25 chỗ ngồi, nơi làm việc của cán bộ làm công tác thư viện và nơi để sách.

6. Các trường có điều kiện như ở điểm 4 Điều này cần nối mạng Internet để khai thác dữ liệu.

Chương IV

TIÊU CHUẨN THỨ BA: VỀ NGHIỆP VỤ

Điều 6. Nghiệp vụ.

Tất cả các loại ấn phẩm trong thư viện phải được đăng ký, mô tả, phân loại, tổ chức mục lục, sắp xếp theo đúng nghiệp vụ thư viện.

Điều 7. Hướng dẫn sử dụng thư viện.

- Có nội quy thư viện, bản hướng dẫn giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý giáo dục sử dụng tài liệu trong thư viện.

- Hàng năm cán bộ làm công tác thư viện phải tổ chức biên soạn từ 1 đến 2 thư mục phục vụ giảng dạy và học tập trong nhà trường.

Chương V

TIÊU CHUẨN THỨ TƯ: VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

Điều 8. Tổ chức, quản lý.

Hiệu trưởng nhà trường phân công một lãnh đạo trường trực tiếp phụ trách công tác thư viện, bố trí tổ công tác hoặc cán bộ làm công tác thư viện. Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo thực hiện và báo cáo lên cơ quan quản lý giáo dục cấp trên về khả năng huy động các nguồn kinh phí trong và ngoài nhà trường để bổ sung sách cho thư viện.

Điều 9. Đối với cán bộ làm công tác thư viện.

1. Mỗi trường đều phải bố trí cán bộ, giáo viên làm công tác thư viện. Nếu là giáo viên kiêm nhiệm làm công tác thư viện thì phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về thư viện trường học, được hưởng lương và các tiêu chuẩn khác như giáo viên đứng lớp. Cán bộ thư viện trường học không phải là giáo viên, nhưng được đào tạo nghiệp vụ thư viện thì được hưởng lương và các chế độ phụ cấp như ngành văn hóa - thông tin quy định.

2. Từng học kỳ và cuối năm học, cán bộ hoặc giáo viên làm công tác thư viện phải báo cáo cho Hiệu trưởng về tổ chức và hoạt động của thư viện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về toàn bộ công tác thư viện trường học.

Điều 10. Phối hợp trong công tác thư viện.

Thư viện phải có mạng lưới cộng tác viên trong giáo viên, học sinh và hội cha mẹ học sinh để giúp tổ công tác (hoặc cán bộ) thư viện hoạt động khai thác, phát triển phong trào đọc sách, báo, tài liệu của trường.

Điều 11. Kế hoạch, kinh phí hoạt động.

1. Hàng năm, thư viện phải lập chương trình hoạt động, kế hoạch đầu tư, củng cố và phát triển, thực hiện kế hoạch đặt mua sách trong và ngoài nước (nếu có) với các cơ quan, đơn vị cung ứng ấn phẩm trong ngành hoặc ngoài ngành theo đúng thời gian quy định và được lãnh đạo nhà trường xét duyệt.

2. Hàng năm, thư viện phải đảm bảo chỉ tiêu phần trăm (%) theo tỷ lệ giáo viên và học sinh thường xuyên sử dụng sách, báo của thư viện (100% giáo viên và 70% học sinh trở lên). Phấn đấu năm sau đạt tỷ lệ cao hơn năm trước.

3. Huy động các nguồn quỹ ngoài ngân sách cấp để bổ sung sách, báo và xây dựng thư viện.

4. Quản lý sử dụng ngân sách, quỹ thư viện theo đúng nguyên tắc quy định.

Điều 12. Hoạt động của thư viện.

1. Thư viện nhà trường phải có nội dung hoạt động phù hợp với giáo dục toàn diện, với công việc của giáo viên và tâm lý của lứa tuổi học sinh. Thư viện cần phục vụ tốt các hoạt động ngoại khóa của nhà trường và tổ chức những hình thức hoạt động phù hợp với điều kiện của từng trường như: giới thiệu sách, điểm sách, thông báo sách mới nhập, triển lãm trưng bày sách mới, tranh ảnh..., phối hợp với các bộ phận liên quan để tổ chức thi kể chuyện theo sách, thi nghiệp vụ thư viện, vận động học sinh làm theo sách... dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường và các cấp quản lý giáo dục.

2. Cho thuê, mượn sách giáo khoa theo đúng chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước, của ngành, của địa phương và phù hợp với khả năng và nhu cầu của học sinh. Phối hợp với các đơn vị khác ngoài trường để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường.

Chương VI

TIÊU CHUẨN THỨ NĂM: VỀ QUẢN LÝ THƯ VIỆN

Điều 13. Bảo quản.

- Sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa trong thư viện phải được quản lý chặt chẽ, đóng thành tập, bọc và tu sửa thường xuyên để đảm bảo mỹ thuật và sử dụng thuận tiện, lâu dài.

- Thư viện nhà trường phải có đủ các loại hồ sơ, sổ sách để theo dõi mọi hoạt động của thư viện như: các loại sổ đăng ký, sổ mượn sách của giáo viên, học sinh, sổ cho thuê sách....

Điều 14. Kiểm kê, thanh lý.

Hàng năm, nhà trường phải kiểm kê tài sản của thư viện, làm thủ tục thanh lý các ấn phẩm rách nát, nội dung thay đổi hoặc đã hết hạn sử dụng theo đúng nghiệp vụ thư viện. Những thư viện có trên 10.000 cuốn sách thì kiểm kê sách 2 năm 1 lần, trừ trường hợp đột xuất do Hiệu trưởng quyết định.

Chương VII

DANH HIỆU THƯ VIỆN VÀ QUY TRÌNH CÔNG NHẬN

Điều 15. Các danh hiệu thư viện.

1. Thư viện trường học đạt chuẩn: là những thư viện đạt đầy đủ 5 tiêu chuẩn nêu trên. Sở Giáo dục và Đào tạo cấp Giấy chứng nhận thư viện trường học đạt chuẩn cho các thư viện trường phổ thông của địa phương.

2. Thư viện trường học tiên tiến: là những thư viện đạt chuẩn và có những mặt vượt trội so với ít nhất từ 3 tiêu chuẩn trở lên. Sở Giáo dục và Đào tạo cấp Giấy chứng nhận thư viện trường học tiên tiến cho các thư viện trường phổ thông của địa phương.

3. Thư viện trường học xuất sắc: là những thư viện đạt tiên tiến và có những hoạt động đặc biệt xuất sắc có hiệu quả cao, có sáng tạo được ngành và xã hội công nhận. Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận thư viện trường học xuất sắc cho các thư viện trường phổ thông của địa phương do Sở đề nghị.

Điều 16. Quy trình công nhận danh hiệu thư viện.

1. Trường phổ thông căn cứ vào các tiêu chuẩn quy định tại Quyết định này để tự đánh giá và đề nghị công nhận danh hiệu thư viện của trường mình cho cơ quan quản lý trực tiếp.

2. Cơ quan quản lý giáo dục quản lý trực tiếp trường phổ thông kiểm tra, xem xét theo đề nghị của trường phổ thông để đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ hồ sơ đề nghị của cơ quan quản lý giáo dục và các trường phổ thông trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo để thẩm định và ra quyết định công nhận.

Các danh hiệu thư viện là một trong những tiêu chuẩn để xét công nhận các danh hiệu thi đua từng năm học cho mỗi trường học.

Điều 17. Tổ chức thực hiện.

1. Vụ Công tác Chính trị - Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì và phối hợp với các Vụ có liên quan, căn cứ vào nhiệm vụ được giao giúp Bộ trưởng hướng dẫn, chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện.

2. Nhà xuất bản Giáo dục có trách nhiệm phối hợp với Công ty Sách - thiết bị trường học các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tổ chức thực hiện các hoạt động về công tác thư viện trường học theo quy định này.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn nhà trường xây dựng và củng cố thư viện theo tiêu chuẩn do Bộ quy định./.

 

THE MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 01/2003/QD-BGDĐT

Hanoi, January 2, 2003

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON THE STANDARD OF LIBRARIES IN SCHOOLS THAT BELONG TO THE BASIC EDUCATION SYSTEM.

THE MINISTER OF EDUCATION AND TRAINING

Pursuant to the Government's Decree No. 86/2002/NĐ-CP dated November 5, 2002 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of Ministries and ministerial agencies;

Pursuant to the Government's Decree No. 29/CP dated March 30, 1994 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

At the request of the Director of the Department of Political Affairs,

HEREBY DECIDES

Article 1. The regulation on the standard of libraries in schools that belong to the basic education system.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3. The Chief Officer, the Director of related departments as well as the Deputy Ministers, Directors of Departments of Education and Training shall be responsible for implementing this Decision./.

 

 

THE MINISTER




Le Vu Hung

 

REGULATION

STANDARDS OF LIBRARIES IN SCHOOLS THAT BELONG TO THE BASIC EDUCATION SYSTEM
(Issued together with the Decision No. 01/2003/QĐ-BGDĐT of the Minister of Education and Training)

Chapter 1:

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. This Decision shall stipulate standards and processes for accreditation of libraries in schools that belong to the basic education system such as primary schools, secondary schools and high schools (hereinafter referred to as basic education schools).

2. The library of a basic education school which is considered to grant accreditation must meet the standards stipulated by Chapter II, III, IV, V, VI hereof:

Chapter II

THE FIRST STANDARD: BOOKS, NEWSPAPERS, MAGAZINES, MAPS, PHOTOS, PICTURES, TAPES AND DISCS FOR EDUCATION

Article 2. Books, including 3 parts:

1. School books: Before an academic year begins, the school must have “a storage cabinet of commonly-used schoolbooks” in order to ensure that each student shall be provided with 01 schoolbook set under a purchase, renting or borrowing arrangement.

All students entitled to the social policy, and poor students, can have access to schoolbooks under a renting or borrowing arrangement.

2. Teaching books:

a) Documents, resolutions of the Communist Party, legislative documents introduced by the Government, regulatory agencies, inter-ministry or inter-agency, and guides which are intended for specific educational grades, levels and basic education administration activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Books used for improving competence in teaching, foreign language, computer science, and materials designed for regular improvement over a specific period.

Each book must be made sufficient enough so that one copy will be kept by teachers and 3 copies will be stored in the library. As for libraries in secondary schools or high schools, the number of books shall be calculated with reference to the subject group where teachers are hired.

3. Reference books

a) Books used as instruments or for look-up purposes: dictionaries, classical works (each type of book shall have 3 copies or more).

b) Reference books for academic subjects (each type of book must have 5 copies or more available).

c) Books used for enhancing knowledge background or capability of learning academic subjects must be designed to meet the demand of each education program in a specific grade or level (each type of book must have 3 copies or more).

d) Books used for meeting the demand for enhancing and improving the general knowledge; materials about competitions which are designed according to the specific theme, topic; tests in excellent student contests (each type of book must have 5 copies or more).

dd) Basic education schools must refer to the list of required books in libraries of basic education schools annually issued by the Ministry of Education and Training on an annual basis (from 2000 onwards) in order to set a plan to add more reference books for their libraries.

The library shall add more reference books depending on the budget of each unit and under the guidelines of the Department of educational grades and levels affiliated to the Ministry on choosing book titles. Books, newspapers and magazines that serve the purpose of entertainment or do not support the teaching and learning activities in a school must be restricted.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Primary schools located in cities, urban areas or plains: at least 2 books per a student; those located in mountainous, remote and underprivileged regions or those that face socio-economic difficulty or extreme difficulty: at least 1 book per 2 students. The book reference must have full title according to the list of required books used in libraries of basic education schools annually issued by the Ministry of Education and Training.

Secondary schools located in cities, urban areas or plains: at least 3 books per a student. Those located in mountainous, remote and underprivileged regions or those that face socio-economic difficulty or extreme difficulty: at least 1 book per 1 student. The book reference must have full title according to the list of required books used in libraries of basic education schools annually issued by the Ministry of Education and Training. High schools:

Those located in cities, urban areas or plains: at least 4 books per a student. Those located in mountainous, remote and underprivileged regions or those that face socio-economic difficulty or extreme difficulty: at least 1 book per 2 student. The book reference must have full title according to the list of required books used in libraries of basic education schools annually issued by the Ministry of Education and Training.

Article 3. Newspapers, magazines, maps, photos, pictures, tapes and discs for education

1. Newspapers and magazines: Nhan Dan, Giao Duc va Thoi Dai, Giao Duc, The Gioi Moi and other newspapers, magazines or journals which suit specific academic sectors or levels.

Additionally, there shall be other types of newspaper and magazine which suit student’s age or academic level.

2. Maps, photos, pictures, tapes and discs for education must be published by the Education Publishing House after 1998.

The number of maps, photos or pictures shall be calculated on the basis of each class. Two classes in the same grade shall have 1 copy.

Chapter III

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 4. Library room

1. The library room must be put in the centre or any other location which is convenient for teachers, students and educators of the school, and facilitate their reading and renting activities

2. Each library must cover a minimum area of 50 m2 used for building reading room and book storage facility (maybe one or several room(s)), and must be provided with sufficient conditions for its operation.

Article 5. Dedicated built-in equipment

1. Dedicated cabinets, shelving used for storing and keeping books, newspapers, magazines, maps, photos, pictures, tapes and videos for education.

2. A sufficient amount of desks and chairs, lights used for reading rooms and workplaces of library staff members.

3. Index cabinets, boxes, books and boards used for introducing books to readers.

4. Schools that have an accepted economic conditions must gradually install computers and audio-visual media tools, vacuum cleaners, dehumidifiers, electric fans, air conditioners or photocopiers, etc, in order to facilitate the work of managing assets, books, newspapers, materials or documents of the library and serve its readers.

5. Libraries of national accredited schools, or schools newly developed at the national standard, or those located at urban or municipal areas must have the reading room for teachers with at least 20 seats, and the one for students with at least 25 seats and the workplace for all of library staff members as well as book storage facilities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

THE THIRD STANDARD: PROFESSIONAL ACTIVITIES

Article 6. Professional activities

All publications available in a library must be registered, detailed, classified, indexed and arranged in conformity with the library professional principle.

Article 7. User’s guide

There must be operational rules, regulations and guides so that teachers, students and educators can properly use all resources available in the library.

Library staff members must compile 1 – 2 directories used for teaching and learning activities in the school.

Chapter V

THE FORTH STANDARD: ORGANIZATION AND OPERATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The headmaster of a school shall be responsible for assigning a member of school leadership to take direct control of library activities, and a work group or an officer in charge of library activities. The headmaster of a school must direct and report the possibility of mobilization of foreign or domestic funds used for providing additional books for libraries.

Article 9. Library staff members

1. Each school must assign administrative officers or teachers to work as library staff member. If teachers are working for the library under the dual employment arrangement, they must have opportunities to take part in refresher courses about school libraries, be entitled to salary or wage as well as other benefits like in-class teachers. The library staff members who are not teachers but hold a degree in library profession shall be entitled to salary, wage and allowances stipulated by the regulators in the culture and information sector.

2. In each academic term or the end of an academic year, administrative officers or teachers working as library staff members must report to the Headmaster on organization and operation of the library and shall be held accountable to the headmaster for all of library professional activities in their schools.

Article 10. Collaboration in library professional activities

The library must organize a group of coordinators who are teachers, students or those from student parent associations in order to assist the work group (or staff members) of the library in operating the library as well as developing the programs for reading books, newspapers and educational materials in the school.

Article 11. Operating plan and budget

1. The library must draw up the annual action plan, program for investment, improvement and development of the library, implement the plan to place the order of purchasing domestic or foreign books (if any) provided by agencies inside or outside of the education and training sector within the regulated time and approved by the school leadership.

2. The library must ensure that the percentage of teachers and students who regularly use books and newspapers in the library is 100% and over 70% respectively. The percentage in the following year must be higher than in the previous year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The library’s budget and funds must be used and managed according to the statutory principle.

Article 12. Library’s activities

1. The school library must direct their activities toward the comprehensive education and such activities must conform to the work nature of teachers as well as psychological characteristics of students at different ages. The library must give the best support to extracurricular activities of the school and have a proper form of activities, depending on each school condition, such as book launch, highlighting, new book and picture notice, fair, exhibition events, etc., collaborate with relevant divisions in organizing book-based story telling contests, library professional competitions and encouraging students to follow meaningful guidelines from books under the direction of the headmaster and all competent authority in charge of education.

2. Lending and borrowing school books must adhere to the effective policies of the Government, regulatory agencies and local authorities as well as align with the payment capability and the demand of students. The cooperation with all agencies outside of the school must be created to enhance the professional capability and efficiency in the library's activities under the direction of the school headmaster.

Chapter VI

THE FIFTH STANDARD: LIBRARY MANAGEMENT

Article 13. Preservation

Maps, photos, pictures, tapes and discs for education available in the library must be strictly controlled, bound, covered and restored on a regular basis in order to ensure that they look more beautiful, durable and convenient for use.

The school library must be provided with books and records used for monitoring and tracking everyday activities, including registration, book-renting, book-leasing records, etc.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The school must tally assets and follow procedure for liquidating those that have been worn-out, changed in terms of contents or ended the life cycle in conformity with library professional requirements on a yearly basis. As for the library that stores more than 10,000 books, the tallying of books shall be carried out twice a year, unless otherwise spontaneously decided by the school headmaster.

Chapter VII

LIBRARY TITLE AND ACCREDITATION PROCEDURE

Article 15. Library titles

1. The accredited school libraries must be the ones that meet 5 above-mentioned standards. The Department of Education and Training shall confer the accreditation certificate on accredited libraries located within the locality.

2. The school libraries accredited as good libraries must be the accredited ones and achieve higher standard in comparison with at least 3 abovementioned standards. The Department of Education and Training shall confer the accreditation certificate of good library on those located within the locality.

3. The school libraries accredited as excellent libraries must be the ones that keep the accreditation certificate of good library, gain extremely excellent achievements in their activities and prove the high efficiency as well as develop many initiatives recognized by the regulators in the same operating field and communities. The Department of Education and Training shall report to the Ministry of Education and Training to consider, examine and grant the accreditation certification of excellent library to the libraries of local basic education schools at the request of such Department.

Article 16. Accreditation procedure

1. The school shall refer to standards set out in this Decision to make their self-assessment and apply for such accreditation to the direct management agency.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Department of Education and Training shall refer to the request of the education management agency and basic education schools affiliated to the Department of Education and Training to conduct their appraisal and make their accreditation decision

The library title shall serve as the necessary requirement for considering the recognition of competition-winning titles in each academic year.

Article 17. Implementation

1. The Department of Political Affairs affiliated to the Ministry of Education and Training shall preside over and collaborate with other relevant departments, depending on their assigned tasks, in assisting the Minister in guiding and directing Departments of Education and Training to implement this Decision.

2. The education publishing house shall be responsible for collaborating with the school book and supplies of centrally-affiliated cities or provinces in implementing activities relating to the library’s activities under the provisions of this Decision.

The Department of Education and Training shall be responsible for instructing schools to build and improve the library that meets the Ministry's statutory standards./.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2003 về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


158.612

DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.17.210
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!