Cán bộ công chức của Bộ Tư pháp ứng xử khi giải quyết các yêu cầu của cơ quan như thế nào? Cán bộ công chức của Bộ Tư pháp ứng xử với đồng nghiệp như thế nào?
Cán bộ công chức của Bộ Tư pháp ứng xử khi giải quyết các yêu cầu của cơ quan như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 468/QĐ-BTP năm 2009, có quy định về ứng xử khi giải quyết các yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức, công dân như sau:
Ứng xử khi giải quyết các yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức, công dân
1. Những việc cán bộ, công chức, viên chức phải làm:
a) Làm đúng quy định của pháp luật;
b) Có thái độ lịch sự, hoà nhã, văn minh khi giao tiếp tại công sở và với công dân, cán bộ, công chức, viên chức. Khi giao dịch trực tiếp, hoặc bằng văn bản hành chính hoặc qua các phương tiện thông tin (điện thoại, thư tín, qua mạng internet...) phải bảo đảm thông tin trao đổi đúng nội dung công việc mà cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân cần hướng dẫn, trả lời;
c) Có trách nhiệm hướng dẫn công khai quy trình thực hiện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt bảo đảm các yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân được giải quyết đúng luật, đúng thời gian quy định;
Trường hợp công việc cần kéo dài quá thời gian quy định, cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm thông báo công khai cho cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân có yêu cầu biết rõ lý do;
d) Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.
…
Như vậy, theo quy định trên thì cán bộ công chức của Bộ Tư pháp ứng xử khi giải quyết các yêu cầu của cơ quan như sau:
- Làm đúng quy định của pháp luật;
- Có thái độ lịch sự, hoà nhã, văn minh khi giao tiếp tại công sở và với công dân, cán bộ, công chức, viên chức. Khi giao dịch trực tiếp, hoặc bằng văn bản hành chính hoặc qua các phương tiện thông tin (điện thoại, thư tín, qua mạng internet...) phải bảo đảm thông tin trao đổi đúng nội dung công việc mà cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân cần hướng dẫn, trả lời;
- Có trách nhiệm hướng dẫn công khai quy trình thực hiện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt bảo đảm các yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân được giải quyết đúng luật, đúng thời gian quy định;
Trường hợp công việc cần kéo dài quá thời gian quy định, cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm thông báo công khai cho cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân có yêu cầu biết rõ lý do;
- Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.
Cán bộ công chức (Hình từ Internet)
Cán bộ công chức của Bộ Tư pháp có được từ chối yêu cầu đúng pháp luật của người cần được giải quyết không?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 4 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 468/QĐ-BTP năm 2009, có quy định về ứng xử khi giải quyết các yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức, công dân như sau:
Ứng xử khi giải quyết các yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức, công dân
…
2. Những việc cán bộ, công chức không được làm:
a) Có thái độ hoặc hành vi quan liêu, cửa quyền, hách dịch, nhũng nhiễu, hạch sách người dân;
b) Từ chối các yêu cầu đúng pháp luật của người cần được giải quyết phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao;
c) Làm mất, hư hỏng hoặc làm sai lệnh hồ sơ, tài liệu liên quan đến yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân khi được giao nhiệm vụ giải quyết;
d) Làm lộ bí mật Nhà nước, bí mật công tác và bí mật nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo của cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân theo quy định của pháp luật.
Riêng đối với Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự, ngoài việc thực hiện những quy định của Quy tắc này, phải thực hiện nghiêm túc “Chuẩn mực đạo đức chấp hành viên” được ban hành kèm theo Quyết định số 51/2002/QĐ-BTP ngày 27/02/2002 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Như vậy, theo quy định trên thì cán bộ công chức của Bộ Tư pháp đang giải quyết các nhiệm vụ của cơ quan giao không được từ chối các yêu cầu đúng pháp luật của người cần được giải quyết phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao.
Cán bộ công chức của Bộ Tư pháp ứng xử với đồng nghiệp như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 5 Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 468/QĐ-BTP năm 2009, có quy định về ứng xử của cán bộ lãnh đạo và đồng nghiệp như sau:
Ứng xử của cán bộ lãnh đạo và đồng nghiệp
1. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý:
Cán bộ lãnh đạo, quản lý phải xây dựng, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức và văn hóa công vụ trong cơ quan, đơn vị; nắm bắt kịp thời tâm lý, tôn trọng và phát huy dân chủ, kinh nghiệm, sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ; bảo vệ danh dự của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi có phản ánh, tố cáo không đúng sự thật.
2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức:
- Chấp hành quyết định của người lãnh đạo, quản lý; thường xuyên chủ động sáng tạo và chịu trách nhiệm trước pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Không được lợi dụng việc góp ý, phê bình làm tổn hại đến uy tín của cán bộ lãnh đạo, quản lý và đồng nghiệp;
3. Đối với đồng nghiệp:
Ứng xử có văn hóa, tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp; có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác, tôn trọng giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Như vậy, theo quy định trên thì Cán bộ công chức của Bộ Tư pháp ứng xử có văn hóa, tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp; có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác, tôn trọng giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?