Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 468/QĐ-BTP Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp Người ký: Nguyễn Đức Chính
Ngày ban hành: 26/02/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 468/QĐ-BTP

Hà nội, ngày 26 tháng 02 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BỘ TƯ PHÁP

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 30/2006QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Chánh Thanh tra,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm Quyết định này Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tư pháp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Trưởng Thi hành án dân sự các cấp, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng (để b/c);
- Thanh tra Chính phủ (để b/c);
- Ban chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nội vụ;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- Lưu: VT, TCCB, TTR
.

KT.BỘ TRƯỞNG
Thứ trưởng




Nguyễn Đức Chính

 

QUY TẮC

ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BỘ TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 468 /QĐ-BTP ngày 26 tháng 02 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy tắc này quy định các chuẩn mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thi hành án dân sự các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cán bộ, công chức, viên chức) trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và một số quan hệ xã hội.

Điều 2. Mục đích của việc quy định Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức

a. Bảo đảm sự liêm chính và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức;

b. Thực hiện công khai các nhiệm vụ, công vụ và một số quan hệ xã hội của cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong công tác phòng, chống tham nhũng;

c. Làm căn cứ để các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý trách nhiệm khi cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các chuẩn mực xử sự trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, đồng thời là căn cứ để nhân dân giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức.

Chương II

NỘI DUNG QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BỘ TƯ PHÁP

Điều 3. Ứng xử trong thi hành nhiệm vụ, công vụ

1. Những việc cán bộ, công chức, viên chức phải làm:

a) Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

b) Khi làm việc tại công sở và trong thời gian thực thi nhiệm vụ, công vụ phải mặc trang phục, đeo thẻ công chức theo quy định; đeo phù hiệu của các lĩnh vực đã được pháp luật quy định; giữ uy tín, danh dự cho cơ quan, đơn vị, lãnh đạo và đồng nghiệp;

c) Chấp hành quyết định của cấp quản lý trực tiếp; phối hợp với cán bộ, công chức, viên chức khác trong cùng cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác có liên quan để thực hiện nhiệm vụ, công vụ có hiệu quả;

d) Trường hợp có quyết định của cấp trên cấp quản lý trực tiếp thì cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền cao nhất, đồng thời có trách nhiệm báo cáo cấp quản lý trực tiếp của mình về việc thực hiện quyết định đó;

đ) Khi thực hiện quyết định của cấp có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức phát hiện quyết định đó trái pháp luật hoặc không phù hợp với thực tiễn thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định. Trong trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định đó thì phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả gây ra do việc thực hiện quyết định đó;

e) Nếu phát hiện việc thực hiện sai hoặc không đầy đủ, không đúng quy định của các cán bộ, công chức, viên chức khác trong cùng cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị khác có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì phản ánh đến Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó và chịu trách nhiệm cá nhân về những phản ánh của mình;

f) Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền và xử lý vi phạm đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các quy định của pháp luật theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức.

2. Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm:

a) Mạo danh để giải quyết công việc; lợi dụng danh nghĩa cơ quan, đơn vị để giải quyết công việc của cá nhân;

b) Trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm khi nhiệm vụ, công vụ do mình thực hiện làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, đơn vị mình hoặc của cơ quan, đơn vị, tổ chức khác hoặc vi phạm quyền lợi chính đáng, danh dự và nhân phẩm của công dân;

 c) Cố tình kéo dài thời gian hoặc từ chối sự phối hợp của những người trong cơ quan, đơn vị mình hoặc cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan và của công dân khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

d) Che giấu, bưng bít và làm sai lệch nội dung các phản ảnh của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong cơ quan, đơn vị mình hoặc cơ quan, đơn vị, tổ chức khác hoặc của công dân về những việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ do mình được giao thực hiện không đúng quy định của pháp luật;

e) Các việc khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, pháp luật về phòng, chống tham nhũng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 4. Ứng xử khi giải quyết các yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức, công dân

1. Những việc cán bộ, công chức, viên chức phải làm:

a) Làm đúng quy định của pháp luật;

b) Có thái độ lịch sự, hoà nhã, văn minh khi giao tiếp tại công sở và với công dân, cán bộ, công chức, viên chức. Khi giao dịch trực tiếp, hoặc bằng văn bản hành chính hoặc qua các phương tiện thông tin (điện thoại, thư tín, qua mạng internet...) phải bảo đảm thông tin trao đổi đúng nội dung công việc mà cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân cần hướng dẫn, trả lời;

c) Có trách nhiệm hướng dẫn công khai quy trình thực hiện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt bảo đảm các yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân được giải quyết đúng luật, đúng thời gian quy định;

Trường hợp công việc cần kéo dài quá thời gian quy định, cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm thông báo công khai cho cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân có yêu cầu biết rõ lý do;

d) Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.

2. Những việc cán bộ, công chức không được làm:

a) Có thái độ hoặc hành vi quan liêu, cửa quyền, hách dịch, nhũng nhiễu, hạch sách người dân;

b) Từ chối các yêu cầu đúng pháp luật của người cần được giải quyết phù hợp với chức trách, nhiệm vụ được giao;

c) Làm mất, hư hỏng hoặc làm sai lệnh hồ sơ, tài liệu liên quan đến yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân khi được giao nhiệm vụ giải quyết;

d) Làm lộ bí mật Nhà nước, bí mật công tác và bí mật nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo của cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân theo quy định của pháp luật.

Riêng đối với Chấp hành viên cơ quan Thi hành án dân sự, ngoài việc thực hiện những quy định của Quy tắc này, phải thực hiện nghiêm túc “Chuẩn mực đạo đức chấp hành viên” được ban hành kèm theo Quyết định số 51/2002/QĐ-BTP ngày 27/02/2002 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Điều 5. Ứng xử của cán bộ lãnh đạo và đồng nghiệp

1. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý:

Cán bộ lãnh đạo, quản lý phải xây dựng, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức và văn hóa công vụ trong cơ quan, đơn vị; nắm bắt kịp thời tâm lý, tôn trọng và phát huy dân chủ, kinh nghiệm, sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ; bảo vệ danh dự của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi có phản ánh, tố cáo không đúng sự thật.

2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức:

- Chấp hành quyết định của người lãnh đạo, quản lý; thường xuyên chủ động sáng tạo và chịu trách nhiệm trước pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ được giao;

- Không được lợi dụng việc góp ý, phê bình làm tổn hại đến uy tín của cán bộ lãnh đạo, quản lý và đồng nghiệp;

3. Đối với đồng nghiệp:

Ứng xử có văn hóa, tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp; có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác, tôn trọng giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Điều 6. Ứng xử nơi công cộng

1. Chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật và quy tắc sinh hoạt nơi công cộng;

2. Thể hiện văn minh, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử, trang phục để người dân tin yêu;

3. Kịp thời thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền biết các thông tin về hành vi vi phạm pháp luật;

4. Không được vi phạm các chuẩn mực về thuần phong mỹ tục tại nơi công cộng để bảo đảm sự văn minh, tiến bộ của xã hội;

5. Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tạo thanh thế khi tham gia các hoạt động xã hội; tiếp tay hoặc bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật.

Điều 7. Ứng xử với nhân dân nơi cư trú

1. Tích cực tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật;

2. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tham gia sinh hoạt nơi cư trú, chịu sự giám sát của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân nơi cư trú;

3. Không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi cư trú; không tham gia xúi giục, kích động, bao che các hành vi trái pháp luật;

4. Không được vi phạm các quy định về đạo đức công dân đã được pháp luật quy định hoặc đã được cộng đồng dân cư thống nhất thực hiện.

Điều 8. Ứng xử trong gia đình

1. Tích cực tuyên truyền, giáo dục, vận động người thân trong gia đình gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

2. Không để bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con, anh, chị em ruột lợi dụng danh nghĩa của bản thân để vụ lợi cho gia đình và bản thân;

3. Không được tổ chức cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia và các việc khác xa hoa, lãng phí, để vụ lợi.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức

1. Thực hiện đúng các quy định tại Quy tắc này.

2. Vận động cán bộ, công chức, viên chức khác thực hiện đúng các quy định của Quy tắc; phát hiện và báo cáo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền về những vi phạm Quy tắc của cán bộ, công chức, viên chức trong cùng cơ quan, đơn vị, ngành.

3. Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các quy định tại Quy tắc này thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Trưởng Thi hành án dân sự các cấp

1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Trưởng Thi hành án dân sự các cấp có trách nhiệm tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan, đơn vị mình.

2. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện Quy tắc này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Vụ Tổ chức cán bộ để tập hợp, nghiên cứu trình Bộ trưởng sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 468/QĐ-BTP ngày 26/02/2009 Ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tư pháp

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.968

DMCA.com Protection Status
IP: 18.223.108.158
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!