Cán bộ có hành vi vi phạm quản lý tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo bị xử lý vi phạm theo hình thức nào?
- Cán bộ có hành vi vi phạm quản lý tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo bị xử lý vi phạm theo hình thức nào?
- Ai là người có thẩm quyền quyết định hình thức xử lý vi phạm về quản lý khi cán bộ có hành vi vi phạm tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo?
- Trình tự thủ tục xử lý vi phạm quy định khi cán bộ có hành vi vi phạm quản lý tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện như thế nào?
Cán bộ có hành vi vi phạm quản lý tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo bị xử lý vi phạm theo hình thức nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 19 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 5576/QĐ-BGDĐT năm 2011, có quy định về xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng tài sản công như sau:
Xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng tài sản công
1. Hình thức xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng tài sản công
a) Nhắc nhở;
b) Thông báo trong toàn cơ quan;
c) Đề nghị hạ bậc khi xét danh hiệu thi đua;
d) Đề nghị xử lý kỷ luật.
2. Hình thức nhắc nhở được áp dụng đối với các tổ chức, đơn vị và cá nhân có hành vi vi phạm lần đầu các quy định về quản lý, sử dụng tài sản công.
3. Trường hợp các tổ chức, đơn vị và cá nhân đã được nhắc nhở nhưng vẫn tiếp tục có hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản công thì bị xử lý bằng hình thức thông báo công khai trong toàn cơ quan Bộ.
4. Các tổ chức, đơn vị để trong đơn vị mình tái diễn cùng một hành vi vi phạm từ 05 lần trở lên trong một năm hoặc tùy theo mức độ vi phạm, thì bị đề nghị hạ một cấp khi xét danh hiệu thi đua trong năm.
5. Các cá nhân vi phạm các quy định của Quy chế này từ 05 lần trở lên trong một năm hoặc tùy theo mức độ vi phạm, thì bị đề nghị xử lý kỷ luật.
6. Người vi phạm các quy định của Quy chế này để xảy ra thiệt hại tài sản công, ngoài việc bị xử lý theo các hình thức tại Khoản 1 Điều 19 còn phải bị xử lý trách nhiệm vật chất theo quy định hiện hành.
Như vậy, theo quy định trên thì cán bộ có hành vi vi phạm quản lý tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo bị xử lý vi phạm theo hình thức sau:
- Nhắc nhở;
- Thông báo trong toàn cơ quan;
- Đề nghị hạ bậc khi xét danh hiệu thi đua;
- Đề nghị xử lý kỷ luật.
Cán bộ có hành vi vi phạm quản lý tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo bị xử lý vi phạm theo hình thức nào? (Hình từ Internet)
Ai là người có thẩm quyền quyết định hình thức xử lý vi phạm về quản lý khi cán bộ có hành vi vi phạm tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Căn cứ tại Điều 21 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 5576/QĐ-BGDĐT năm 2011, có quy định về thẩm quyền quyết định xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng tài sản công và xử lý trách nhiệm vật chất như sau:
Thẩm quyền quyết định xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng tài sản công và xử lý trách nhiệm vật chất
1. Bộ trưởng quyết định hình thức xử lý vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản công và hình thức xử lý trách nhiệm vật chất đối với đối tượng bị xử lý là tổ chức, đơn vị hoặc các cán bộ, công chức cấp vụ và tương đương trở lên.
2. Chánh Văn phòng Bộ quyết định hình thức xử lý vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản công và hình thức xử lý trách nhiệm vật chất đối với các đối tượng bị xử lý không thuộc Khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ trưởng quyết định hình thức xử lý vi phạm quy định về quản lý tài sản công khi cán bộ có hành vi vi phạm tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trình tự thủ tục xử lý vi phạm quy định khi cán bộ có hành vi vi phạm quản lý tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 23 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 5576/QĐ-BGDĐT năm 2011, có quy định về trình tự và thủ tục xử lý vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản công như sau:
Trình tự và thủ tục xử lý vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản công.
1. Thông báo vi phạm
Các tổ chức, đơn vị và cá nhân khi phát hiện hành vi vi phạm các quy định của Quy chế này hoặc phát hiện cán bộ, công chức và người lao động làm thất thoát, mất, hư hỏng tài sản công thì thông báo bằng mọi hình thức (thông báo trực tiếp, qua điện thoại, gửi văn bản...) đến Văn phòng Bộ (Phòng Bảo vệ hoặc Phòng Quản trị).
2. Lập biên bản vi phạm
Khi nhận được thông báo về vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản công, Văn phòng Bộ (Phòng Quản trị hoặc Phòng Bảo vệ) tiến hành: Kiểm tra xác minh, nhắc nhở, sơ bộ đánh giá thiệt hại, lập biên bản vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản công; báo cáo người có thẩm quyền xử lý vi phạm nêu tại Điều 21 Quy chế này và Thủ trưởng đơn vị của cán bộ, công chức, người lao động vi phạm.
3. Thủ trưởng đơn vị yêu cầu cán bộ, công chức, người lao động vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản công hoặc người gây ra thiệt hại tài sản công trong thời hạn 02 ngày viết bản tường trình về vụ việc, đề xuất hướng giải quyết.
4. Quyết định xử lý vi phạm
Căn cứ Điều 19 Quy chế này, biên bản vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản công và bản tường trình của người vi phạm hoặc người gây ra thiệt hại tài sản công, người có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý vi phạm và ra văn bản:
a) Yêu cầu Văn phòng Bộ nhắc nhở hoặc thông báo công khai trong toàn cơ quan đối với các trường hợp bị xử lý theo các hình thức nhắc nhở hoặc thông báo trong toàn cơ quan.
b) Yêu cầu Thủ trưởng đơn vị có cán bộ, công chức, người lao động vi phạm làm thủ tục xử lý vi phạm đối với các trường hợp cán bộ, công chức, người lao động bị xử lý theo các hình thức nêu tại Điểm c và Điểm d Khoản 1 Điều 19 và Khoản 1 Điều 20 của Quy chế này.
c) Yêu cầu Văn phòng Bộ làm thủ tục xử lý vi phạm đối với các trường hợp bị xử lý theo hình thức nêu tại Điểm c Khoản 1 Điều 19 của Quy chế này
d) Yêu cầu Vụ Tổ chức Cán bộ làm thủ tục xử lý vi phạm đối với các trường hợp các tổ chức, đơn vị, cá nhân là cán bộ cấp vụ và tương đương trở lên bị xử lý theo hình thức nêu tại Điểm d Khoản 1 Điều 19 của Quy chế này.
5. Thực hiện quyết định xử lý vi phạm
Theo yêu cầu của người có thẩm quyền:
a) Văn phòng Bộ gửi văn bản đến các cá nhân, tổ chức, đơn vị vi phạm để nhắc nhở hoặc thông báo công khai trên các bảng thông tin của cơ quan hoặc thông báo tại các cuộc họp giao ban công tác hàng tháng của cơ quan Bộ.
b) Trình tự xử lý kỷ luật, xem xét hạ bậc danh hiệu thi đua đối với các tổ chức, đơn vị và cá nhân vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài sản công thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Lao động, Luật thi đua khen thưởng và các quy định hiện hành của nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì trình tự thủ tục xử lý vi phạm quy định khi cán bộ có hành vi vi phạm quản lý tài sản công trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện như sau:
- Thông báo vi phạm
- Lập biên bản vi phạm
- Thủ trưởng đơn vị yêu cầu cán bộ, công chức, người lao động vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản công hoặc người gây ra thiệt hại tài sản công trong thời hạn 02 ngày viết bản tường trình về vụ việc, đề xuất hướng giải quyết.
- Quyết định xử lý vi phạm
- Thực hiện quyết định xử lý vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản tự nhận xét cá nhân học sinh mới nhất? Cách viết mẫu bản tự nhận xét cá nhân học sinh? Tải về?
- Thời điểm trừ điểm giấy phép lái xe là khi nào? Trừ điểm như thế nào khi cá nhân có nhiều hành vi vi phạm?
- Mẫu quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng?
- Yêu cầu về việc cấp vốn đối với dự án đầu tư xây dựng được quy định thế nào? Trình tự đầu tư xây dựng được quy định ra sao?
- Mẫu bản cam kết không đốt pháo nổ cho người lao động trong công ty, doanh nghiệp như thế nào?