Cán bộ biệt phái tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài vi phạm kỷ luật trong nhiệm kỳ công tác thì bị xử phạt thế nào?
- Ai có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm cán bộ biệt phái làm thành viên cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài?
- Cơ quan nào có trách nhiệm bố trí công việc đối với cán bộ biệt phái khi thời hạn biệt phái kết thúc?
- Cán bộ biệt phái tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài vi phạm kỷ luật trong nhiệm kỳ công tác thì bị xử phạt thế nào?
Ai có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm cán bộ biệt phái làm thành viên cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài?
Thẩm quyền quyết định bổ nhiệm cán bộ biệt phái được quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BNG-BNV như sau:
Quy trình cử, bổ nhiệm làm thành viên cơ quan đại diện, kéo dài vu rút ngắn nhiệm kỳ của cán bộ biệt phái.
...
3. Trên cơ sở văn bản của cơ quan chủ quản, căn cứ vào mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn đối với thành viên cơ quan đại diện và tổ chức bộ máy của cơ quan đại diện, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định bổ nhiệm cán bộ biệt phái làm thành viên cơ quan đại diện, quyết định bổ nhiệm chức vụ, chỉ số sinh hoạt phí và các chế độ, chính sách đối với cán bộ biệt phái theo quy định của pháp luật.
Bộ Ngoại giao có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, tập huấn, kiểm tra kiến thức đối ngoại, ngoại ngữ, và trong trường hợp cần thiết, hướng dẫn kỹ thuật nghiệp vụ chuyên ngành như nghiệp vụ lãnh sự, kế toán, lễ tân đối với cán bộ biệt phái trước khi bổ nhiệm vào các chức vụ, vị trí tương ứng tại cơ quan đại diện.
4. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao không bổ nhiệm cán bộ biệt phái làm thành viên cơ quan đại diện trong các trường hợp sau:
a) Chỉ tiêu biên chế biệt phái của bộ, ngành liên quan tại cơ quan đại diện đã sử dụng hết;
b) Cán bộ biệt phái không đáp ứng các tiêu chuẩn chung đối với thành viên cơ quan đại diện hoặc các yêu cầu, tiêu chuẩn đối với vị trí công tác dự kiến được cử;
...
Như vậy, theo quy định, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm cán bộ biệt phái làm thành viên cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Ai có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm cán bộ biệt phái làm thành viên cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm bố trí công việc đối với cán bộ biệt phái khi thời hạn biệt phái kết thúc?
Trách nhiệm bố trí công việc đối với cán bộ biệt phái được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BNG-BNV như sau:
Quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chủ quản đối với cán bộ biệt phái
1. Cơ quan chủ quản thực hiện việc quản lý biên chế công chức đối với cán bộ biệt phái; tiếp nhận trở lại và bố trí công việc phù hợp đối với cán bộ biệt phái khi thời hạn biệt phái kết thúc.
2. Cơ quan chủ quản có trách nhiệm cử cán bộ biệt phái có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với vị trí công tác tại cơ quan đại diện.
3. Cơ quan chủ quản xây dựng chương trình, kế hoạch công tác mang tính chủ trương định hướng đối với cán bộ biệt phái và phối hợp, thông báo Bộ Ngoại giao chỉ đạo cơ quan đại diện phân công cán bộ biệt phái thực hiện, đồng thời đưa vào chương trình, kế hoạch công tác chung của cơ quan đại diện, trừ trường hợp đặc biệt.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BNG-BNV quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. "Biên chế biệt phái" là số biên chế của mỗi bộ, ngành tại các cơ quan đại diện được Thủ tướng Chính phủ quyết định và được Bộ trưởng Bộ Nội vụ giao theo quy định.
3. "Cơ quan chủ quản " là bộ, ngành có cán bộ biệt phái công tác tại cơ quan đại diện.
Như vậy, theo quy định, cơ quan chủ quản có trách nhiệm tiếp nhận trở lại và bố trí công việc phù hợp đối với cán bộ biệt phái khi thời hạn biệt phái kết thúc.
Cán bộ biệt phái tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài vi phạm kỷ luật trong nhiệm kỳ công tác thì bị xử phạt thế nào?
Việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ biệt phái được quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BNG-BNV như sau:
Đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ biệt phái
...
3. Trong trường hợp cán bộ biệt phái vi phạm kỷ luật, tùy theo mức độ và tính chất vi phạm, căn cứ đề nghị của người đứng đầu cơ quan đại diện, Bộ Ngoại giao trao đổi thống nhất với cơ quan chủ quản và chỉ đạo người đứng đầu cơ quan đại diện áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp.
Trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, người đứng đầu cơ quan đại diện quyết định đưa về nước cán bộ biệt phái không hoàn thành nhiệm vụ hoặc có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, đến quan hệ giữa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và cơ quan chủ quản
4. Hàng năm và khi cán bộ biệt phái kết thúc nhiệm kỳ công tác, cơ quan đại diện có trách nhiệm thông báo cơ quan chủ quản kết quả đánh giá cán bộ biệt phái, các hình thức khen thưởng và kỷ luật (nếu có) của cán bộ biệt phái tại cơ quan đại diện.
Như vậy, theo quy định, trường hợp cán bộ biệt phái vi phạm kỷ luật trong nhiệm kỳ công tác thì tùy theo mức độ và tính chất vi phạm, Bộ Ngoại giao trao đổi thống nhất với cơ quan chủ quản và chỉ đạo người đứng đầu cơ quan đại diện áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp.
Trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, người đứng đầu cơ quan đại diện quyết định đưa về nước cán bộ biệt phái không hoàn thành nhiệm vụ hoặc có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, đến quan hệ giữa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và cơ quan chủ quản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?