Cắm mốc giới là gì? Trách nhiệm tổ chức, thực hiện cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa thế nào?
Cắm mốc giới là gì?
Hiện nay, Luật Xây dựng 2014 và các văn bản có liên quan không quy định về khái niệm "Cắm mốc giới" là gì.
Trên thực tế thì "Cắm mốc giới" có thể hiểu là hoạt động xác định và đánh dấu các điểm giới hạn trên thực địa của một khu đất, tuyến đường, hoặc công trình dự kiến xây dựng theo đúng quy hoạch và thiết kế được phê duyệt. Quá trình này nhằm đảm bảo việc quản lý, sử dụng đất và xây dựng được thực hiện đúng pháp luật và quy hoạch.
(*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo)
Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 10/2016/TT-BXD thì có các loại mốc giới sau đây:
(1) Các mốc giới cắm ngoài thực địa gồm: mốc tim đường, mốc chỉ giới đường đỏ, mốc ranh giới khu vực cấm xây dựng theo hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt.
(2) Mốc tim đường là mốc xác định tọa độ và cao độ vị trí các giao Điểm và các Điểm chuyển hướng của tim đường, có ký hiệu TĐ
(3) Mốc chỉ giới đường đỏ là mốc xác định đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật, có ký hiệu CGĐ.
(4) Mốc ranh giới khu vực cấm xây dựng là mốc xác định đường ranh giới khu vực cấm xây dựng; khu bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa và các khu vực cần bảo vệ khác, có ký hiệu RG.
(5) Trong trường hợp mốc giới cần cắm nằm bên trong công trình hiện trạng, gây ảnh hưởng đến công trình hiện trạng thì xác định mốc tham chiếu để thay thế mốc giới cần cắm, có ký hiệu MTC.
Cắm mốc giới là gì? Trách nhiệm tổ chức, thực hiện cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm tổ chức, thực hiện cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa được quy định thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 44 Luật Xây dựng 2014 như sau:
Cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa
1. Việc cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa được thực hiện đối với đồ án quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng.
2. Cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng được duyệt gồm chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng, ranh giới vùng cấm xây dựng theo hồ sơ mốc giới được phê duyệt.
3. Sau khi đồ án quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm sau:
a) Tổ chức lập và phê duyệt hồ sơ cắm mốc giới theo quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt. Thời gian lập và phê duyệt hồ sơ mốc giới không quá 30 ngày, kể từ ngày đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt. Việc cắm mốc giới ngoài thực địa phải được hoàn thành trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày hồ sơ mốc giới được phê duyệt;
b) Tổ chức triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa đối với đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng sau khi đã có nhà đầu tư được lựa chọn.
4. Trách nhiệm tổ chức, thực hiện cắm mốc giới được quy định như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cắm mốc giới xây dựng đối với đồ án quy hoạch xây dựng thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện cắm mốc giới xây dựng đối với đồ án quy hoạch xây dựng thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý;
c) Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện cắm mốc giới xây dựng đối với đồ án quy hoạch xây dựng thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
...
Theo đó, trách nhiệm tổ chức, thực hiện cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa được quy định cụ thể như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cắm mốc giới xây dựng đối với đồ án quy hoạch xây dựng thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện cắm mốc giới xây dựng đối với đồ án quy hoạch xây dựng thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý;
- Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện cắm mốc giới xây dựng đối với đồ án quy hoạch xây dựng thuộc phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý.
Ai lưu giữ hồ sơ cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa đã được phê duyệt?
Căn cứ quy định tại khoản 8 Điều 44 Luật Xây dựng 2014 như sau:
Cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa
...
5. Hồ sơ cắm mốc giới do các đơn vị chuyên môn thực hiện.
6. Mốc giới phải bảo đảm độ bền vững, có kích thước theo tiêu chuẩn và được ghi các chỉ số theo quy định, dễ nhận biết, an toàn cho người, phương tiện giao thông qua lại và phù hợp với địa hình, địa mạo khu vực cắm mốc.
7. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm bảo vệ mốc giới thực địa.
8. Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng lưu giữ hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt và có trách nhiệm cung cấp tài liệu liên quan đến mốc giới cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
9. Khi quy hoạch xây dựng được điều chỉnh thì thực hiện điều chỉnh mốc giới theo quy hoạch điều chỉnh.
...
Như vậy, theo quy định, cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng lưu giữ hồ sơ cắm mốc giới xây dựng ngoài thực địa đã được phê duyệt.
Lưu ý: Cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng lưu giữ hồ sơ cắm mốc giới xây dựng đã được phê duyệt có trách nhiệm cung cấp tài liệu liên quan đến mốc giới cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mua bảo hiểm xe máy qua ứng dụng Momo có bị CSGT xử phạt? Hướng dẫn mua bảo hiểm xe máy qua Momo?
- Mẫu phiếu thông báo tạm dừng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng chuẩn Nghị định 175?
- Thêm lãi 0,05% mỗi ngày nếu chậm nộp phạt vi phạm giao thông? Cách xác định thời gian để tính tiền chậm nộp phạt?
- Mẫu báo cáo thẩm tra theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15 file word? Hướng dẫn ghi Mẫu báo cáo thẩm tra theo Nghị định 175?
- Đậu xe trên vỉa hè phạt bao nhiêu 2025? Lỗi Đậu xe trên vỉa hè phạt bao nhiêu 2025 theo Nghị định 168?