Cách viết bản tự kiểm điểm cấp 2? Hướng dẫn học sinh cấp 2 cách viết bản tự kiểm điểm vi phạm chi tiết?
Một số mẫu Bản tự kiểm điểm cấp 2 hiện nay?
Bản tự kiểm điểm đối với học sinh là nội dung do học sinh viết tay dựa trên các mẫu có sẵn hoặc tự biên soạn. Thông thường, bản tự kiểm điểm sẽ được viết khi học sinh có hành vi vi phạm nội quy của trường, lớp.
Bản tự kiểm điểm được xem như một công cụ giúp học sinh tự nhìn nhận và xác định được lỗi sai của mình, hiểu được tính chất vi phạm cũng như tự phát triển bản thân, không mắc lại những sai lầm trước đó.
Dưới đây là một số mẫu Bản tự kiểm kiểm cấp 2 mới nhất:
> Mẫu 1
> Mẫu 2
> Mẫu 3
Cách viết bản tự kiểm điểm cấp 2? Hướng dẫn học sinh cấp 2 cách viết bản tự kiểm điểm vi phạm chi tiết? (Hình từ Internet)
Cách viết bản tự kiểm điểm cấp 2 đối với học sinh vi phạm?
Thông thường, bản tự kiểm điểm cấp 2 sẽ có các nội dung sau:
(1) Kính gửi
(2) Thông tin người viết bản kiểm điểm
(3) Lý do viết bản kiểm điểm
(4) Giải thích sự việc
(5) Lời cam kết
(6) Chữ ký học sinh
Dựa trên những nội dung đó, học sinh có thể tự hoàn thiện bản tự kiểm điểm cấp 2 như sau:
(1) Kính gửi
Ghi rõ thông tin người nhận bản kiểm điểm, nhiều trường hợp sẽ gửi đến Ban giám hiệu nhà trường hoặc đến giáo viên chủ nhiệm,.. Đôi khi chỉ cần gửi đến giáo viên bộ môn.
Tùy vào người yêu cầu viết bản kiểm điểm mà học sinh sẽ điền tên kính gửi cho phù hợp.
Ví dụ:
Kính gửi Ban giám hiệu Trường ....
Kính gửi Thầy (Cô) Chủ nhiệm lớp...
(2) Thông tin người viết bản kiểm điểm
Học sinh tự giới thiệu thông tin của mình với thầy/cô nhận bản kiểm kiểm. Thông tin cơ bản bao gồm: Họ và tên, Tên lớp, tên trường,...
Ví dụ:
Em tên là: Đỗ Văn M, là học sinh lớp 8A...
(3) Lý do viết bản kiểm điểm
Khi viết bản kiểm điểm, phần lý do là không thể thiếu. Học sinh cần nêu rõ lý do mình thực hiện bản kiểm điểm sau đó giải thích cụ thể vì sao xảy ra sự việc đó...
Ví dụ:
Lý do viết bản kiểm điểm:
- Em nghỉ học không phép sáng ngày thứ 3;
- Em đi trễ ngày 14/10/023;...
(4) Giải thích sự việc
Sau khi nêu lý do viết bản kiểm kiểm, phần tiếp theo cần ghi là giải thích nguyên nhân.
Học sinh sẽ diễn giải bằng lời văn của mình những nội dung xảy ra trong ngày vi phạm, nguyên nhân có vi phạm đó.
Ví dụ:
Tối ngày ....., em bị sốt cao nên ngày hôm sau em dậy muộn. Sáng hôm đó em ở nhà cùng với bà, vì bà đã lớn tuổi nên không thành thạo sử dụng điện thoại cũng như không có số điện thoại để liên hệ với giáo viên để báo đi học muộn. Do vậy, sáng ngày .... em đi học muộn mà không có thông báo trước với thầy cô.
(5) Lời cam kết
Lời hứa, lời cam kết cuối bản kiểm điểm được sử dụng để thể hiện sự nhận thức của học sinh đối với hành vi vi phạm cũng như cam kết không tái phạm.
Ví dụ:
+ Em nhận thấy hành vi vi phạm của em là sai trái. Em xin hứa sẽ không tái phạm, nếu tái phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và nội quy, quy định của nhà trường.
+ Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm em xin chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường và thầy (cô) đề ra.
(6) Chữ ký học sinh
Học sinh thực hiện ký và ghi rõ họ tên ở cuối bản kiểm điểm.
Sau đó kiểm tra lại nội dung và gửi về cho thầy/cô.
Độ tuổi đăng ký nhập học đối với học sinh cấp 2 là bao nhiêu?
Đối với học sinh cấp 2, việc xác định độ tuổi đăng ký nhập học sẽ dựa vào khoản 1 Điều 33 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT. Cụ thể như sau:
Tuổi của học sinh trường trung học
1. Tuổi của học sinh vào học lớp 6 là 11 tuổi. Tuổi của học sinh vào học lớp 10 là 15 tuổi. Đối với những học sinh được học vượt lớp ở cấp học trước hoặc học sinh vào cấp học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định thì tuổi vào lớp 6 và lớp 10 được giảm hoặc tăng căn cứ vào tuổi của năm tốt nghiệp cấp học trước.
Như vậy, độ tuổi đăng ký nhập học đầu khóa đối với học sinh cấp 2 là 11 tuổi.
Những hành vi nào học sinh cấp 2 không được làm?
Căn cứ quy định tại Điều 37 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT như sau:
Các hành vi học sinh không được làm
1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
3. Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.
4. Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
5. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
6. Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
7. Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì học sinh cấp 2 không được làm những hành vi nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?