Các yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động thì người sử dụng lao động cần làm gì?
Yếu tố có hại trong lao động là gì?
Yếu tố có hại trong lao động được giải thích tại khoản 5 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động.
Theo đó, yếu tố có hại trong lao động là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động.
Yếu tố có hại trong lao động là gì? (Hình từ Internet)
Các yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động thì người sử dụng lao động cần làm gì?
Các yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động thì người sử dụng lao động cần thực hiện theo khoản 2 Điều 18 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc
1. Người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để đề ra các biện pháp kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng cho người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng.
2. Đối với yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động thì người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một lần trong một năm. Đơn vị tổ chức quan trắc môi trường lao động phải có đủ điều kiện về cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhân lực.
3. Đối với yếu tố nguy hiểm thì người sử dụng lao động phải thường xuyên kiểm soát, quản lý đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và ít nhất một lần trong một năm phải tổ chức kiểm tra, đánh giá yếu tố này theo quy định của pháp luật.
4. Ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải:
a) Thông báo công khai cho người lao động tại nơi quan trắc môi trường lao động và nơi được kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm;
b) Cung cấp thông tin khi tổ chức công đoàn, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu;
c) Có biện pháp khắc phục, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc nhằm bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
5. Chính phủ quy định chi tiết về việc kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và điều kiện hoạt động của tổ chức quan trắc môi trường lao động bảo đảm phù hợp với Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp.
Theo đó, đối với yếu tố có hại được Bộ trưởng Bộ Y tế quy định giới hạn tiếp xúc cho phép để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động thì người sử dụng lao động phải tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại ít nhất một lần trong một năm.
Đơn vị tổ chức quan trắc môi trường lao động phải có đủ điều kiện về cơ sở, vật chất, trang thiết bị và nhân lực.
Thời giờ làm việc trong điều kiện có yếu tố có hại được quy định như thế nào?
Thời giờ làm việc trong điều kiện có yếu tố có hại được quy định theo Điều 25 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
Thời giờ làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm thời gian tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại của người lao động nằm trong giới hạn an toàn được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Thời giờ làm việc đối với người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được thực hiện theo quy định của pháp luật lao động.
Theo đó, thời giờ làm việc trong điều kiện có yếu tố có hại được quy định như sau:
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm thời gian tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại của người lao động nằm trong giới hạn an toàn được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và các quy định của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu lời chúc Tết Nguyên đán cho khách hàng đối tác ngắn gọn và hay nhất? Lịch làm việc lại sau Tết Nguyên đán của CBCCVC?
- Lịch bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 Quảng Trị? Quảng trị bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 ở đâu, mấy giờ?
- Mâm cúng rước ông bà ngày 29 Tết 2025? Mâm cúng rước ông bà về ăn Tết? Người dân được đốt vàng mã ngày này không?
- Tết trâu, Tết bò là gì? Được tổ chức vào mùng mấy Tết Âm lịch? Hỗ trợ công phối giống nhân tạo gia súc trâu bò bao nhiêu tiền?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Khánh Hòa mới nhất? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Khánh Hòa?