Các phiên họp của Hội đồng dân tộc do ai có thẩm quyền triệu tập và chủ trì theo quy định hiện nay?
Các phiên họp của Hội đồng dân tộc do ai có thẩm quyền triệu tập và chủ trì theo quy định hiện nay?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng dân tộc được quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội
1. Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội;
b) Điều hành công việc của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội;
c) Đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Hội đồng dân tộc; các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Ủy ban mà mình làm Chủ tịch, Chủ nhiệm;
d) Giữ liên hệ thường xuyên với các thành viên của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội;
đ) Được tham dự các phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; Chủ tịch Hội đồng dân tộc được mời tham dự các phiên họp Chính phủ bàn việc thực hiện chính sách dân tộc;
e) Thay mặt Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội giữ liên hệ với các cơ quan, tổ chức hữu quan;
g) Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.
...
Như vậy, Chủ tịch Hội đồng dân tộc có thẩm quyền triệu tập và chủ trì các phiên họp của Hội đồng dân tộc theo quy định.
Các phiên họp của Hội đồng dân tộc do ai có thẩm quyền triệu tập và chủ trì theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Quốc hội có quyền tham dự các phiên họp của Hội đồng dân tộc không?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội được quy định tại Điều 64 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội
1. Chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, bảo đảm thi hành các quy định về hoạt động của đại biểu Quốc hội, các quy định về kỳ họp Quốc hội; ký chứng thực Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
2. Lãnh đạo công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; chỉ đạo việc chuẩn bị dự kiến chương trình, triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội; ký pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Chủ tọa hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và các hội nghị khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức.
4. Triệu tập và chủ tọa hội nghị Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội bàn chương trình hoạt động của Quốc hội, của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; tham dự phiên họp của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội khi cần thiết.
5. Giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội.
6. Chỉ đạo việc thực hiện kinh phí hoạt động của Quốc hội.
7. Chỉ đạo và tổ chức việc thực hiện công tác đối ngoại của Quốc hội; thay mặt Quốc hội trong quan hệ đối ngoại của Quốc hội; lãnh đạo hoạt động của đoàn Quốc hội Việt Nam trong các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực.
Theo đó, Chủ tịch Quốc hội có quyền tham dự các phiên họp của Hội đồng dân tộc quy định tại khoản 4 Điều này.
Việc giải trình tại phiên họp của Hội đồng dân tộc được quy định như thế nào?
Việc giải trình tại phiên họp của Hội đồng dân tộc được quy định tại Điều 82 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
Giải trình tại phiên họp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
1. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội có quyền yêu cầu thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước và cá nhân hữu quan giải trình về những vấn đề thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phụ trách.
2. Người được yêu cầu giải trình có trách nhiệm báo cáo, giải trình tại phiên họp của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội.
3. Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội phải kết luận về vấn đề được giải trình. Kết luận của Hội đồng, Ủy ban được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan.
Căn cứ trên quy định về việc giải trình tại phiên họp của Hội đồng dân tộc được thực hiện như sau:
- Hội đồng dân tộc có quyền yêu cầu thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước và cá nhân hữu quan giải trình về những vấn đề thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc phụ trách.
- Người được yêu cầu giải trình có trách nhiệm báo cáo, giải trình tại phiên họp của Hội đồng dân tộc.
- Hội đồng dân tộc phải kết luận về vấn đề được giải trình. Kết luận của Hội đồng được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự được quy định thế nào? Quy định về căn cứ khởi tố vụ án hình sự?
- Hồ sơ thẩm định chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có bao gồm báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến cộng đồng dân cư có liên quan?
- Cơ quan nào quyết định hình thức đàm phán giá đối với trường hợp mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm?
- Mùng 1 Tết âm 2025 mặc màu gì? Mùng 1 mặc màu gì theo mệnh, tuổi để cả năm 2025 gặp may mắn?
- Để được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam với phân bón được nhà nước công nhận là tiến bộ kỹ thuật có cần kết quả khảo nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia không?