Các loại hình thoái hóa đất được quy định như thế nào? Bản đồ nền sử dụng trong điều tra thoái hóa đất cấp tỉnh có tỷ lệ bằng bao nhiêu?
Các loại hình thoái hóa đất được quy định như thế nào?
Các loại hình thoái hóa đất được quy định tại khoản 9 Điều 4 Quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất ban hành kèm theo Thông tư 14/2012/TT-BTNMT như sau:
Các loại hình thoái hóa đất.
a) Đất bị suy giảm độ phì được coi là sự thoái hóa đất do các nguyên nhân khác nhau hoặc do sự thay đổi về khí hậu hoặc do hoạt động của con người làm cho đất ngày càng chua hơn, dung tích hấp thu giảm, hàm lượng mùn, các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu ngày càng suy giảm hoặc tăng sự tích lũy các chất độc trong đất.
b) Xói mòn đất là quá trình bào mòn làm mất dần các lớp đất trên mặt và phá huỷ các tầng đất bên dưới do tác động của nước mưa.
c) Đất bị khô hạn, hoang mạc hóa, sa mạc hóa được coi là sự thoái hóa đất trong điều kiện khô hạn, bán khô hạn hay vùng thiếu ẩm do các nguyên nhân khác nhau hoặc do sự thay đổi về khí hậu hoặc do hoạt động của con người.
d) Đất bị kết von, đá ong hóa là quá trình hình thành kết von, đá ong xảy ra trong đất dưới tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động sử dụng đất không hợp lý của con người. Trong đó quá trình hình thành kết von, đá ong hóa trong đất là quá trình tích lũy tuyệt đối Fe, Al. Ở mức độ nhẹ tạo thành những đốm loang lổ đỏ vàng hoặc các ổ kết von đỏ vàng mềm; ở mức độ điển hình, Fe2O3 và Fe2O3.nH2O tạo thành kết von cứng dạng ôxít sắt; tập trung ở mức độ cao hình thành các tầng đá ong hóa hoặc các kết von lẫn trong đất mặt và các lớp đất bên dưới.
đ) Đất bị mặn hóa là quá trình nhiễm mặn đối với đất từ không mặn hoặc mặn yếu chuyển sang mặn hơn dưới tác động của nước biển hoặc nước ngầm chứa muối bốc mặn lên tầng mặt, do tự nhiên hoặc do hoạt động sản xuất của con người.
- Đối với đất mặn: làm tăng mức độ mặn của đất (từ mặn nhẹ chuyển sang mặn trung bình hoặc chuyển sang mặn nặng, từ mặn trung bình chuyển sang mặn nặng).
- Đối với đất không phải là đất mặn: hàm lượng tổng số muối tan (TSMT) trong tầng đất mặt chuyển sang ngưỡng mặn (TSMT ≥ 0,25%).
e) Đất bị phèn hóa là quá trình chuyển hóa từ đất phèn tiềm tàng thành phèn hoạt động trong đất do quá trình sử dụng đất của con người.
g) Các loại hình thoái hóa đất khác như: đất bị sạt lở, đất bị glây hoá (lầy hóa).
Như vậy, theo quy định trên thì các loại hình thoái hóa đất được quy định như trên.
Các loại hình thoái hóa đất được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Bản đồ nền sử dụng trong điều tra thoái hóa đất cấp tỉnh có tỷ lệ bằng bao nhiêu?
Bản đồ nền sử dụng trong điều tra thoái hóa đất cấp tỉnh có tỷ lệ bằng bao nhiêu, thì theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất ban hành kèm theo Thông tư 14/2012/TT-BTNMT như sau:
Quy định về bản đồ điều tra thoái hóa đất
…
2. Bản đồ nền sử dụng trong điều tra thoái hóa đất cùng tỷ lệ với bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp dưới trực tiếp.
a) Điều tra thoái hóa đất cấp tỉnh: sử dụng bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1/10.000, 1/25.000;
b) Điều tra thoái hóa đất cấp vùng: sử dụng bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1/50.000 hoặc 1/100.000.
3. Bản đồ trung gian lưu trữ dữ liệu thoái hóa đất.
Các bản đồ chuyên đề trung gian lưu trữ, tra cứu dữ liệu thoái hóa đất ở tỷ lệ 1/50.000 hoặc 1/100.000 và lập cho từng tỉnh.
Như vậy, theo quy định trên thì bản đồ nền sử dụng trong điều tra thoái hóa đất cấp tỷ có tỷ lệ 1/10.000, 1/25.000.
Để xác định sự cần thiết của dự án điều tra thoái hóa đất được thì dựa vào đâu?
Để xác định sự cần thiết của dự án điều tra thoái hóa đất được thì dựa vào đâu, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất ban hành kèm theo Thông tư 14/2012/TT-BTNMT như sau:
Lập đề cương dự án và dự toán kinh phí thực hiện dự án
1. Xác định sự cần thiết của dự án, gồm:
a) Xác định những căn cứ pháp lý và cơ sở xây dựng dự án;
b) Xác định thời gian thực hiện dự án, chủ đầu tư, chủ quản đầu tư, đơn vị thực hiện, đơn vị phối hợp thực hiện.
2. Đánh giá khái quát về các điều kiện có liên quan đến dự án, gồm:
a) Đánh giá thực trạng các thông tin, tư liệu, những công việc đã làm có liên quan đến điều tra, đánh giá thoái hóa đất;
b) Đánh giá mức độ sử dụng các thông tin, tư liệu đã có cho dự án.
3. Xác định trình tự, phương pháp thực hiện và sản phẩm của dự án, gồm:
a) Xác định trình tự, nội dung của từng bước công việc thực hiện;
b) Xác định những phương pháp, giải pháp kỹ thuật - công nghệ để thực hiện;
c) Xác định sản phẩm của dự án và thời gian hoàn thành.
4. Lập dự toán kinh phí dự án, gồm:
a) Xác định căn cứ lập dự toán kinh phí;
b) Xác định tổng dự toán kinh phí của dự án;
c) Xác định dự toán chi tiết cho từng hạng mục công việc của dự án.
5. Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện dự án, gồm:
a) Công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện dự án;
b) Xây dựng tiến độ chung và tiến độ thực hiện từng nội dung công việc;
c) Dự kiến tiến độ cấp phát kinh phí để thực hiện các công việc của dự án.
6. Tổng hợp, xây dựng dự án.
Như vậy, theo quy định trên thì để xác định sự cần thiết của dự án điều tra thoái hóa đất gồm:
- Xác định những căn cứ pháp lý và cơ sở xây dựng dự án;
- Xác định thời gian thực hiện dự án, chủ đầu tư, chủ quản đầu tư, đơn vị thực hiện, đơn vị phối hợp thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng theo tuyến được miễn giấy phép xây dựng khi nào theo quy định của pháp luật?
- Ngân hàng liên doanh được tổ chức dưới hình thức nào? Thành viên sáng lập là ngân hàng thương mại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện gì?
- Việc quản lý, sử dụng kinh phí trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP theo Thông tư 95/2024 ra sao?
- Thờ cúng tổ tiên là gì? Thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ đâu? Thờ cúng tổ tiên có phải là hoạt động tín ngưỡng?
- Thỏa thuận cấp bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Phí bảo lãnh được quy định ra sao?