Các loại công trình hạ tầng đo đạc là gì? Xây dựng công trình hạ tầng đo đạc có cần cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hay không?
Các loại công trình cần hạ tầng cần đo đạc là gì?
Theo quy định tại Điều 35 Luật Đo đạc và Bản đồ 2018 quy định các loại công trình hạ tầng đo đạc như sau:
Các loại công trình hạ tầng đo đạc
1. Công trình hạ tầng đo đạc bao gồm công trình hạ tầng đo đạc cơ bản và công trình hạ tầng đo đạc chuyên ngành.
2. Công trình hạ tầng đo đạc cơ bản bao gồm:
a) Điểm gốc đo đạc quốc gia;
b) Mốc đo đạc quốc gia;
c) Trạm định vị vệ tinh quốc gia;
d) Trạm thu dữ liệu viễn thám quốc gia.
3. Công trình hạ tầng đo đạc chuyên ngành bao gồm:
a) Mốc đo đạc cơ sở chuyên ngành;
b) Trạm định vị vệ tinh chuyên ngành;
c) Trạm thu dữ liệu viễn thám chuyên ngành.
Như vậy, công trình hạ tầng đo đạc bao gồm công trình hạ tầng đo đạc cơ bản và công trình hạ tầng đo đạc chuyên ngành.
+ Công trình hạ tầng đo đạc cơ bản bao gồm:
- Điểm gốc đo đạc quốc gia;
- Mốc đo đạc quốc gia;
- Trạm định vị vệ tinh quốc gia;
- Trạm thu dữ liệu viễn thám quốc gia.
+ Công trình hạ tầng đo đạc chuyên ngành bao gồm:
- Mốc đo đạc cơ sở chuyên ngành;
- Trạm định vị vệ tinh chuyên ngành;
- Trạm thu dữ liệu viễn thám chuyên ngành.
Công trình cần hạ tầng cần đo đạc (hình từ internet)
Xây dựng công trình hạ tầng đo đạc có cần cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hay không?
Theo Điều 12 Nghị định 27/2019/NĐ-CP quy định về xây dựng công trình hạ tầng đo đạc như sau:
Xây dựng công trình hạ tầng đo đạc
1. Công trình hạ tầng đo đạc xây dựng bằng ngân sách nhà nước phải thực hiện theo đề án, dự án, nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Đo đạc và bản đồ, pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.
2. Khi xây dựng công trình hạ tầng đo đạc, chủ đầu tư phải thực hiện thủ tục để được giao đất, cho thuê đất hoặc sử dụng công trình kiến trúc đã có để xây dựng công trình hạ tầng đo đạc, xác định hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Sau khi hoàn thành xây dựng mốc đo đạc, chủ đầu tư làm biên bản bàn giao hiện trạng mốc đo đạc, hành lang bảo vệ mốc đo đạc tại thực địa cho Ủy ban nhân dân cấp xã với sự có mặt của chủ sử dụng đất có liên quan theo Mẫu số 03 Phụ lục I, kèm theo sơ đồ vị trí mốc đo đạc, hành lang bảo vệ mốc đo đạc theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; bàn giao danh sách kèm theo sơ đồ vị trí mốc đo đạc cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông qua cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Đồng thời, chủ đầu tư bàn giao hồ sơ, kết quả xây dựng mốc đo đạc theo quy định của đề án, dự án, nhiệm vụ đã được phê duyệt.
Như vậy, công trình hạ tầng đo đạc xây dựng bằng ngân sách nhà nước phải thực hiện theo đề án, dự án, nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Đo đạc và bản đồ, pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.
Khi xây dựng công trình hạ tầng đo đạc cần xác lập hành lang bảo vệ công trình như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 15 Nghị định 27/2019/NĐ-CP quy định về hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc như sau:
Hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc
....
3. Căn cứ vào từng loại công trình hạ tầng đo đạc, hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc được xác lập như sau:
a) Đối với mốc đo đạc trong mạng lưới tọa độ quốc gia, mạng lưới tọa độ cơ sở chuyên ngành, hành lang bảo vệ có bán kính là 50 mét tính từ tâm mốc;
b) Đối với mốc đo đạc trong mạng lưới độ cao quốc gia, mạng lưới độ cao cơ sở chuyên ngành, hành lang bảo vệ có bán kính là 20 mét tính từ tâm mốc;
c) Đối với mốc đo đạc trong mạng lưới trọng lực quốc gia, mạng lưới trọng lực cơ sở chuyên ngành, hành lang bảo vệ có bán kính là 10 mét tính từ tâm mốc;
d) Đối với trạm định vị vệ tinh, hành lang bảo vệ có bán kính là 50 mét tính từ tâm ăng ten thu tín hiệu vệ tinh;
đ) Đối với trạm thu dữ liệu viễn thám, hành lang bảo vệ theo quy định tại Nghị định về hoạt động viễn thám.
Như vậy, căn cứ vào từng loại công trình hạ tầng đo đạc, hành lang bảo vệ công trình hạ tầng đo đạc được xác lập như sau:
- Đối với mốc đo đạc trong mạng lưới tọa độ quốc gia, mạng lưới tọa độ cơ sở chuyên ngành, hành lang bảo vệ có bán kính là 50 mét tính từ tâm mốc;
- Đối với mốc đo đạc trong mạng lưới độ cao quốc gia, mạng lưới độ cao cơ sở chuyên ngành, hành lang bảo vệ có bán kính là 20 mét tính từ tâm mốc;
- Đối với mốc đo đạc trong mạng lưới trọng lực quốc gia, mạng lưới trọng lực cơ sở chuyên ngành, hành lang bảo vệ có bán kính là 10 mét tính từ tâm mốc;
- Đối với trạm định vị vệ tinh, hành lang bảo vệ có bán kính là 50 mét tính từ tâm ăng ten thu tín hiệu vệ tinh;
- Đối với trạm thu dữ liệu viễn thám, hành lang bảo vệ theo quy định tại Nghị định về hoạt động viễn thám.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được phép nhập khẩu phế liệu không? Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu phế liệu để sử dụng làm gì?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn bao gồm những cơ quan nào? Phải chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương ở huyện về điều gì?
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là cơ quan nào? Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc được triệu tập bất thường khi nào?
- Mẫu bản cam kết phòng chống bạo lực học đường của học sinh trung học là mẫu nào? Tải về tại đâu?
- Nguyên tắc xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân xã miền núi, vùng cao và hải đảo là gì?