Các khoản chi phí dùng cho việc dự trữ quốc gia cụ thể được quy định như thế nào, bao gồm những khoản cụ thể nào?
Các khoản chi phí cho việc dự trữ quốc gia được quy định cụ thể tại Thông tư 145/2013/TT-BTC như sau:
Các khoản chi phí dùng cho việc dự trữ quốc gia
Chi phí bảo hiểm đối với kho, hàng dự trữ quốc gia
Căn cứ quy định tại Điều 10 Thông tư 145/2013/TT-BTC, chi phí bảo hiểm đối với kho, hàng dự trữ quốc gia được quy định cụ thể như sau:
(1) Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm thực hiện bảo hiểm đối với kho, hàng dự trữ quốc gia thuộc quyền quản lý theo quy định của chế độ bảo hiểm bắt buộc hiện hành.
(2) Cấp kinh phí
a) Đối với các khoản chi theo hình thức rút dự toán: Quy trình chi, hồ sơ, thủ tục, hạch toán kế toán, kiểm soát chi thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 131/2018/TT-BTC)
b) Cấp bằng hình thức lệnh chi tiền
Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) kiểm tra hồ sơ, thủ tục, lập Thông tri cấp kinh phí cho các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị dự trữ nhà nước được Thủ trưởng các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia giao nhiệm vụ bảo quản hàng dự trữ quốc gia theo quy định về chi ngân sách trung ương bằng hình thức lệnh chi tiền.
(3) Hồ sơ cấp phát bằng hình thức lệnh chi tiền, gồm:
a) Dự toán kinh phí chi bảo hiểm đối với kho, hàng dự trữ quốc gia được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Hợp đồng mua bảo hiểm đối với kho, hàng dự trữ quốc gia;
c) Văn bản đề nghị cấp kinh phí của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia hoặc cơ quan, đơn vị được ủy quyền.
(4) Việc lựa chọn doanh nghiệp để mua bảo hiểm bắt buộc đối với kho, hàng dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định của Luật đấu thầu.
Chi phí thanh lý hàng dự trữ quốc gia
Chi phí dùng cho việc thanh lý hàng dự trữ quốc gia được quy định cụ thể tại Điều 11 Thông tư 145/2013/TT-BTC như sau:
(1) Nội dung chi phí thanh lý gồm:
a) Chi phí kiểm kê hàng dự trữ quốc gia;
b) Chi phí định giá và thẩm định giá hàng dự trữ quốc gia;
c) Chi phí tổ chức bán hàng dự trữ quốc gia;
d) Các chi phí khác có liên quan.
(2) Các đơn vị dự trữ quốc gia lập dự toán thu, chi thanh lý hàng dự trữ quốc gia trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thanh toán chi phí thanh lý hàng dự trữ quốc gia được thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.
(3) Số tiền thu được từ thanh lý hàng dự trữ quốc gia, sau khi trừ đi các chi phí quy định tại khoản 1 Điều này, được nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 30 ngày sau khi kết thúc thanh lý. Trường hợp số tiền thu được từ thanh lý hàng dự trữ quốc gia không đủ bù đắp chi phí, được chi từ ngân sách nhà nước chi cho hoạt động quản lý dự trữ quốc gia của đơn vị dự trữ quốc gia có hàng dự trữ quốc gia thanh lý.
Chi phí tiêu hủy hàng dự trữ quốc gia
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 145/2013/TT-BTC, chi phí tiêu hủy hàng dự trữ quốc gia được quy định như sau:
(1) Nội dung chi phí gồm:
a) Chi phí kiểm kê hàng dự trữ quốc gia;
b) Chi phí di dời hàng dự trữ quốc gia đến nơi tiêu hủy;
c) Chi phí tiêu hủy hàng dự trữ quốc gia;
d) Các chi phí khác có liên quan.
(2) Các đơn vị dự trữ quốc gia lập dự toán chi cho tiêu hủy hàng dự trữ quốc gia trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thanh toán chi phí tiêu hủy hàng dự trữ quốc gia được thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.
(3) Cấp kinh phí: được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
(4) Hồ sơ cấp kinh phí bằng hình thức lệnh chi tiền bao gồm:
a) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ tiêu hủy hàng dự trữ quốc gia;
b) Dự toán kinh phí tiêu hủy hàng dự trữ quốc gia được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Hợp đồng thuê tiêu hủy hàng dự trữ quốc gia (nếu có);
d) Văn bản đề nghị cấp kinh phí của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia hoặc cơ quan, đơn vị được ủy quyền.
Chi phí nhập, chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia tại cửa kho
Căn cứ quy định tại Điều 13 Thông tư 145/2013/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 131/2018/TT-BTC, chi phí nhập, chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia tại cửa kho được sửa đổi, bổ sung như sau:
(1) Đối với các mặt hàng đã có định mức kinh tế kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia: Nội dung chi và mức chi thực hiện theo quy định tại định mức kinh tế kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia hiện hành.
(2) Đối với các mặt hàng chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật: Nội dung chi và mức chi phí nhập, chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia tại cửa kho (nhận trên phương tiện của người bán, xuất lên phương tiện của người mua):
a) Nội dung chi phí tại cơ quan Tổng cục Dự trữ Nhà nước, các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực và các đơn vị được giao quản lý hàng dự trữ quốc gia thuộc các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, bao gồm:
Tuyên truyền, quảng cáo, thông tin liên lạc, đăng tin, tập huấn, hướng dẫn; kiểm tra công tác nhập, xuất tại các đơn vị trực thuộc; chi phí thẩm định chất lượng hàng; chi đầu tư cơ sở vật chất; chi sửa chữa thường xuyên kho tàng; chi phí sửa chữa tài sản, phương tiện, thiết bị phục vụ công tác nhập, xuất; chi làm đêm, thêm giờ, bữa ăn giữa ca; in ấn tài liệu, văn phòng phẩm; họp chỉ đạo, hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết và các chi phí khác có liên quan.
b) Nội dung chi phí tại đơn vị tổ chức, triển khai thực hiện, bao gồm: Chi phí theo điểm a Khoản này và chi phí thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá; kiểm tra, kiểm định hàng dự trữ quốc gia; sửa chữa, kiểm định phương tiện đo lường; sửa chữa, mua sắm tài sản, công cụ, dụng cụ, bao bì phục vụ nhập, xuất (nếu có); cân, đong, đo, đếm, sang bao, đổ bao, đóng gói, hạ kiêu; chi phí lắp đặt, nổ thử máy tại chỗ, chi phí thuê phương tiện bốc dỡ (nếu có); bốc xếp hàng dự trữ quốc gia từ phương tiện vận chuyển vào kho hoặc từ kho lên phương tiện vận chuyển; công tác an ninh, bảo vệ; mái che tạm phục vụ giao, nhận hàng và các chi phí khác có liên quan.
c) Đối với các tổ chức, doanh nghiệp được bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia ngoài những chi phí đã nêu tại điểm a, điểm b Khoản này, nội dung chi còn được tính thêm chi phí nhân công bao gồm: Lương thủ kho, bảo vệ, các khoản đóng góp theo lương, các khoản thanh toán cho người lao động (nếu có).
d) Mức chi
Đối với những khoản chi tại Điều này đã có trong chế độ Nhà nước quy định thì thực hiện theo chế độ hiện hành;
Đối với những khoản chi chưa có trong chế độ Nhà nước quy định thì thực hiện theo mức phí cụ thể do Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước giao, đảm bảo không vượt mức phí tối đa do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
(3) Cấp kinh phí: Được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
(4) Hồ sơ cấp kinh phí bằng hình thức lệnh chi tiền bao gồm:
a) Dự toán kinh phí chi cho công tác nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia được cấp có thẩm quyền giao;
b) Quyết định của Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia giao nhiệm vụ nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia cho đơn vị dự trữ quốc gia trực thuộc;
c) Quyết định giao mức phí nhập, xuất của các bộ, ngành cho đơn vị trực thuộc (nếu có);
d) Văn bản đề nghị cấp kinh phí của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, hoặc của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước (đối với hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý), hoặc cơ quan, đơn vị được ủy quyền, trong đó ghi rõ số lượng nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia.
Chi phí xuất, cấp hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, hỗ trợ và viện trợ
Chi phí xuất, cấp hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, hỗ trợ và viện trợ được quy định cụ thể tại Điều 14 Thông tư 145/2013/TT-BTC như sau:
(1) Nội dung chi
a) Chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia tại cửa kho theo quy định tại Điều 13 Thông tư này (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 131/2018/TT-BTC)
b) Chi phí vận chuyển, bao gồm: Cước phí vận chuyển đến nơi giao hàng; phí cầu đường; chi phí kê lót trên phương tiện vận chuyển, chi phí chằng buộc, áp tải, hao hụt theo định mức; chi phí bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển; chi phí vệ sinh, chờ đợi của phương tiện, chi phí chuyển tải, chi phí bốc xếp sang phương tiện;
c) Chi phí thuê thẩm định dự toán chi phí vận chuyển;
d) Công tác phí trong nước; chi phí dịch tài liệu; thông tin liên lạc trong nước và quốc tế;
đ) Chi phí tổ chức Lễ giao nhận tượng trưng hàng dự trữ quốc gia với Đại Sứ quán nước nhận viện trợ tại Việt Nam;
e) Chi phí tiếp đoàn chuyên gia thuộc nước nhận viện trợ làm việc tại Việt Nam;
g) Chi phí cho đoàn công tác ra nước ngoài thực hiện nhiệm vụ xuất cấp hàng dự trữ quốc gia để viện trợ do cấp có thẩm quyền quyết định;
h) Chi phí mua bao bì mới đóng gói hoặc thay thế và dự phòng bao bì rách vỡ, in market, sang bao, xếp kiêu chờ xuất;
i) Chi phí làm thủ tục xuất khẩu đối với hàng dự trữ quốc gia xuất viện trợ (bao gồm chi phí kiểm định, kiểm dịch và các chi phí có liên quan đến xuất khẩu);
k) Chi phí cho các hoạt động khác có liên quan.
(2) Mức chi: Được thực hiện như đối với chi phí nhập, chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia tại cửa kho quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư này.
(3) Cấp kinh phí: được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này. Trường hợp phải triển khai thực hiện ngay nhiệm vụ xuất, cấp hàng cứu trợ mà đơn vị chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, giao dự toán hoặc dự toán đã giao còn thiếu, đơn vị thực hiện nhiệm vụ được tạm ứng kinh phí từ nguồn chi thường xuyên hoặc nguồn vốn khác (trừ nguồn vốn dự trữ quốc gia), để sử dụng cho các công việc thực tế phát sinh nhiệm vụ cứu trợ, đồng thời phải lập dự toán kinh phí trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
(4) Hồ sơ cấp kinh phí bằng hình thức lệnh chi tiền gồm:
a) Dự toán chi phí xuất, cấp hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về mức phí tối đa xuất, cấp hàng dự trữ để cứu trợ;
c) Quyết định của Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia giao nhiệm vụ cho đơn vị dự trữ quốc gia trực thuộc;
d) Quyết định giao mức phí xuất, cấp hàng dự trữ quốc gia của các bộ, ngành cho đơn vị trực thuộc;
đ) Văn bản đề nghị cấp kinh phí của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia hoặc cơ quan, đơn vị được ủy quyền, trong đó ghi rõ số lượng xuất, cấp hàng dự trữ quốc gia.
Chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia
Chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia được quy định tại Điều 15 Thông tư 145/2013/TT-BTC, sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 131/2018/TT-BTC như sau:
(1) Chi phí bảo quản phân loại theo thời gian thực hiện bao gồm: Chi phí bảo quản lần đầu; chi phí bảo quản thường xuyên; chi phí bảo quản theo định kỳ và các chi phí bảo quản không thường xuyên khác.
(2) Nội dung chi và mức chi đối với các mặt hàng đã có định mức kinh tế kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia: Thực hiện theo quy định tại định mức kinh tế kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia hiện hành.
(3) Nội dung chi và mức chi đối với các mặt hàng chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật, bao gồm:
a) Nội dung chi phí tại cơ quan Tổng cục Dự trữ Nhà nước, các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực và các đơn vị được giao quản lý hàng dự trữ quốc gia thuộc các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, bao gồm:
Chi phí hướng dẫn, tập huấn, kiểm tra, kiểm định công tác bảo quản tại các đơn vị trực thuộc; chi đầu tư cơ sở vật chất; chi phí mua sắm sửa chữa công cụ, dụng cụ phục vụ công tác bảo quản; bữa ăn giữa ca; in ấn tài liệu; chi phí quản lý định mức và các chi phí khác có liên quan.
b) Nội dung chi phí tại đơn vị tổ chức, triển khai thực hiện, bao gồm:
Chi phí theo Điểm a Khoản này, ngoài ra còn được tính thêm các chi phí phục vụ công tác bảo quản bao gồm: Chi phí vật tư phục vụ việc bảo quản: Điện, nước, văn phòng phẩm, bảo hộ lao động, bạt chống bão, phòng cháy chữa cháy; chi phí bốc xếp đảo hàng, khử trùng kho, đóng gói, hạ kiêu, chi phí thuê phương tiện bốc dỡ, bồi dưỡng độc hại; chi phí xử lý môi trường và các chi phí khác có liên quan.
c) Đối với các tổ chức, doanh nghiệp được bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia ngoài những chi phí đã nêu tại điểm a và điểm b Khoản này, nội dung chi còn được tính thêm các chi phí khác gồm: Lương thủ kho, bảo vệ, các khoản đóng góp theo lương, các khoản thanh toán cho người lao động, chi phí khấu hao tài sản; chi phí thuê đất (nếu có) phục vụ cho công tác bảo quản.
d) Mức chi:
Đối với những khoản chi tại Điều này đã có trong chế độ Nhà nước quy định thì thực hiện theo chế độ hiện hành;
Đối với những khoản chi chưa có trong chế độ Nhà nước quy định thì thực hiện theo mức phí cụ thể do Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước giao, đảm bảo không vượt mức phí tối đa do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
(4) Cấp kinh phí: Được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
(5) Hồ sơ cấp kinh phí bằng hình thức lệnh chi tiền gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp kinh phí của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, hoặc của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước (đối với hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý), hoặc cơ quan, đơn vị được ủy quyền (kèm báo cáo nhập, xuất, tồn hàng dự trữ quốc gia bảo quản trong kỳ);
b) Quyết định giao mức phí bảo quản của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia giao cho đơn vị trực thuộc (nếu có)
c) Hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất phải được thi hành trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị? Nội dung kiểm điểm cuối năm của tập thể lãnh đạo quản lý gồm?
- Hướng dẫn cách viết 03 mẫu bản kiểm điểm đảng viên cuối năm chuẩn Hướng dẫn 25 và Hướng dẫn 12 chi tiết nhất?
- Tải về mẫu biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm?
- Sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng từ 25/12/2024 ra sao?