Trong tình huống đột xuất, cấp bách, thẩm quyền quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia như thế nào?
Tình huống đột xuất, cấp bách trong hoạt động dự trữ quốc gia là gì?
Tình huống đột xuất, cấp bách trong hoạt động dự trữ quốc gia được giải thích tại khoản 8 Điều 4 Luật Dự trữ quốc gia 2012 dưới đây:
Dự trữ quốc gia là dự trữ vật tư, thiết bị, hàng hóa do Nhà nước quản lý, nắm giữ.
Hoạt động dự trữ quốc gia là việc xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự toán ngân sách về dự trữ quốc gia; xây dựng hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật; quản lý, điều hành và sử dụng dự trữ quốc gia
...
Tình huống đột xuất, cấp bách là tình trạng thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trên diện rộng; nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; trật tự an toàn xã hội cần được giải quyết ngay.
Theo quy định trên, tình huống đột xuất, cấp bách là tình trạng thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trên diện rộng; nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; trật tự an toàn xã hội cần được giải quyết ngay.
Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong tình huống đột xuất, cấp bách (Hình từ Internet)
Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia thực hiện trong những trường hợp nào?
Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia có những trường hợp được quy định tại Điều 34 Luật Dự trữ quốc gia 2012 như sau:
Các trường hợp nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia
1. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Điều 35 của Luật này.
2. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong tình huống đột xuất, cấp bách quy định tại Điều 36 của Luật này.
3. Nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia theo chỉ tiêu kế hoạch được giao quy định tại Điều 37 của Luật này.
4. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác quy định tại Điều 39 của Luật này.
Theo đó, các trường hợp nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia gồm:
- Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Điều 35 Luật Dự trữ quốc gia 2012;
- Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong tình huống đột xuất, cấp bách quy định tại Điều 36 Luật Dự trữ quốc gia 2012;
- Nhập, xuất, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia theo chỉ tiêu kế hoạch được giao quy định tại Điều 37 Luật Dự trữ quốc gia 2012;
- Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác quy định tại Điều 39 Luật Dự trữ quốc gia 2012;
Trong tình huống đột xuất, cấp bách, thẩm quyền quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia được thực hiện như thế nào?
Trong tình huống đột xuất, cấp bách, thẩm quyền quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia được thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật Dự trữ quốc gia 2012 như sau:
Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong tình huống đột xuất, cấp bách
Trong tình huống đột xuất, cấp bách theo quy định tại khoản 8 Điều 4 của Luật này, thẩm quyền quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia được thực hiện như sau:
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định khẩn cấp việc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia;
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quy định sau:
a) Tạm xuất vật tư, thiết bị dự trữ quốc gia để phục vụ kịp thời nhiệm vụ phát sinh; sau khi hoàn thành nhiệm vụ phải thu hồi ngay để báo dưỡng, nhập lại kho dự trữ quốc gia và bảo quản theo quy định hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý;
b) Nhập, xuất cấp ngay hàng dự trữ quốc gia có giá trị tương ứng với thẩm quyền quyết định chi ngân sách của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tại Luật ngân sách nhà nước để phục vụ kịp thời cho mỗi nhiệm vụ phát sinh;
c) Người có thẩm quyền quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia quy định tại khoản 2 Điều này phải quản lý, sử dụng đúng mục đích, đối tượng; báo cáo Thủ tướng Chính phủ, thông báo cho Bộ Tài chính trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
d) Bộ Tài chính kiểm tra việc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia quy định tại Điều này, báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý kịp thời đối với trường hợp vi phạm và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra.
Theo quy định trên, trong tình huống đột xuất, cấp bách, thẩm quyền quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia được thực hiện như sau:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định khẩn cấp việc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia;
- Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quy định sau:
+ Tạm xuất vật tư, thiết bị dự trữ quốc gia để phục vụ kịp thời nhiệm vụ phát sinh; sau khi hoàn thành nhiệm vụ phải thu hồi ngay để báo dưỡng, nhập lại kho dự trữ quốc gia và bảo quản theo quy định hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định xử lý;
+ Nhập, xuất cấp ngay hàng dự trữ quốc gia có giá trị tương ứng với thẩm quyền quyết định chi ngân sách của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định tại Luật ngân sách nhà nước để phục vụ kịp thời cho mỗi nhiệm vụ phát sinh;
+ Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải quản lý, sử dụng đúng mục đích, đối tượng;
Đồng thời, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, thông báo cho Bộ Tài chính trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
+ Bộ Tài chính kiểm tra việc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia quy định tại Điều này, báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý kịp thời đối với trường hợp vi phạm và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?