Các đối tượng nào thì bị đưa vào trường giáo dưỡng? Các đối tượng nào thì không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng?
Các đối tượng nào thì bị đưa vào trường giáo dưỡng?
Theo khoản 1 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:
"Điều 92. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự.
3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 của Luật này và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
4. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 90 của Luật này nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
..."
Theo đó, các đối tượng tại quy định trên thì bắt buộc phải áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Trong thời gian này, người dưới 18 tuổi sẽ được học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, đọc báo, chơi thể thao, văn nghệ, xem truyền hình… và phải tham gia lao động do trường tổ chức.
Khi đó, nhà trường sẽ sắp xếp công việc phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe để bảo đảm sự phát triển bình thường về thể chất, không bố trí công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại cho những người này.
Trường giáo dưỡng (Hình từ Internet)
Các đối tượng nào thì không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng?
Theo khoản 5 Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:
"Điều 92. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
...
5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận."
Theo đó,
- Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
- Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
- Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận."
Thì không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp này.
Phải đảm bảo những điều kiện gì để có thể áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người vi phạm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 140/2021/NĐ-CP như sau:
"Điều 4. Điều kiện bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Kinh phí do ngân sách nhà nước bảo đảm và được dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an:
a) Kinh phí bảo đảm cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, tổ chức hoạt động của trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc;
b) Kinh phí lập hồ sơ, tổ chức đưa người vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc; truy tìm đối tượng bỏ trốn; tổ chức cai nghiện ma túy;
c) Kinh phí trưng cầu giám định pháp y;
d) Kinh phí bảo đảm ăn, mặc, ở, học tập, học nghề, lao động, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh của học sinh, trại viên;
đ) Kinh phí tổ chức đưa học sinh dưới 16 tuổi, học sinh, trại viên bị ốm khi chấp hành xong quyết định về địa phương mà không có thân nhân đến đón và các khoản kinh phí khác phục vụ cho việc áp dụng, thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc;
e) Kinh phí điều trị cho học sinh, trại viên bị nhiễm HIV.
2. Trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc:
a) Được trực tiếp nhận sự giúp đỡ về vật chất, chuyên môn, kỹ thuật của Ủy ban nhân dân địa phương, các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
b) Được tham gia hợp tác với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước để tổ chức lao động, đào tạo nghề cho trại viên, học sinh theo quy định của pháp luật để tạo nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc sử dụng vào việc dạy văn hóa, đào tạo nghề, mua sắm trang thiết bị, phương tiện, đồ dùng phục vụ học tập, sinh hoạt, cải thiện đời sống, khám bệnh, chữa bệnh, tuyên truyền phòng chống dịch và tổ chức cai nghiện ma túy, tư vấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc."
Theo đó, trường giáo dưỡng phải đảm bảo được các điều kiện trên theo quy định pháp luật để có thể áp dụng biện pháp này đối với các cá nhân phạm tội theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?