Các chế độ đối với quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong quân đội mà từ trần được quy định thế nào?
- Các chế độ đối với quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong quân đội mà từ trần được quy định thế nào?
- Trợ cấp một lần cho thân nhân của quân nhân chuyên nghiệp từ trần như thế nào?
- Quân nhân chuyên nghiệp từ trần trước đó có trực tiếp tham gia chiến đấu trong thời kỳ chiến tranh thì có được nhận trợ cấp tăng thêm không?
Các chế độ đối với quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong quân đội mà từ trần được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 42 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định như sau:
"Điều 42. Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trong thời gian phục vụ quân đội bị thương, hy sinh, từ trần
1. Khi thực hiện nhiệm vụ nếu bị thương thì quân nhân chuyên nghiệp được hưởng chính sách thương binh; công nhân và viên chức quốc phòng được hưởng chính sách như thương binh.
2. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng hy sinh thì thân nhân được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và được hưởng trợ cấp một lần.
3. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng từ trần thì thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và được hưởng trợ cấp một lần.
4. Chính phủ quy định chế độ trợ cấp một lần tại khoản 2 và khoản 3 Điều này."
Theo đó trường hợp quân nhân chuyên nghiệp từ trần thì thân nhân sẽ được nhận chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội và được nhận hưởng trợ cấp một lần.
Các chế độ đối với quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong quân đội mà từ trần được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Trợ cấp một lần cho thân nhân của quân nhân chuyên nghiệp từ trần như thế nào?
Về trợ cấp một lần trong trường hợp này được quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 151/2016/NĐ-CP như sau:
"Điều 6. Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong Quân đội hy sinh, từ trần
Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong Quân đội hy sinh, từ trần theo khoản 2, 3 Điều 42 của Luật, được thực hiện như sau:
...
2. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong Quân đội từ trần thì thân nhân của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi từ trần.
..."
Và theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 162/2017/TT-BQP hướng dẫn hế độ trợ cấp một lần đối với thời gian công tác trước khi hy sinh, từ trần được tính như sau:
Trợ cấp một lần = Tổng thời gian công tác x 01 tháng tiền lương liền kề trước khi hy sinh, từ trần
Quân nhân chuyên nghiệp từ trần trước đó có trực tiếp tham gia chiến đấu trong thời kỳ chiến tranh thì có được nhận trợ cấp tăng thêm không?
Tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 162/2017/TT-BQP quy định nội dung này như sau:
"Điều 7. Chế độ, chính sách đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng phục vụ trong Quân đội hy sinh, từ trần
...
2. Trường hợp quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trước khi hy sinh, từ trần có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành nghề có tính chất đặc thù thì thân nhân hướng dẫn tại khoản 1 Điều này được hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với thời gian tăng thêm do quy đổi theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 151/2016/NĐ-CP và Điều 8, Điều 9 Thông tư này."
Theo đó đối với quân nhân chuyên nghiệp trước khi từ trần có thời gian trực tiếp tham gia chiến đấu thì được hưởng trợ cấp một lần đối với thời gian tăng thêm do quy đổi theo quy định tại Điều 7 Nghị định 151/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:
"Điều 7. Chế độ trợ cấp một lần đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành nghề có tính chất đặc thù khi thôi phục vụ trong Quân đội hoặc trong thời gian phục vụ Quân đội hy sinh, từ trần
1. Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc công tác ở địa bàn khó khăn, ngành nghề có tính chất đặc thù thì được quy đổi thời gian để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, phục viên, thôi việc, chuyển ngành, nghỉ theo chế độ bệnh binh hoặc trong thời gian phục vụ trong Quân đội hy sinh, từ trần theo khoản 5 Điều 40, khoản 4 Điều 41 của Luật, được quy định như sau:
a) Có thời gian trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu thì thời gian đó được quy đổi theo hệ số 01 năm bằng 01 năm 06 tháng;
b) Có thời gian công tác ở địa bàn có phụ cấp đặc biệt mức 100% hoặc làm nghề, công việc đặc thù quân sự được xếp loại lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời gian đó được quy đổi theo hệ số 01 năm bằng 01 năm 04 tháng;
c) Có thời gian công tác ở địa bàn có phụ cấp khu vực từ hệ số 0,7 trở lên hoặc làm nghề, công việc đặc thù quân sự được xếp loại lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời gian đó được quy đổi theo hệ số 01 năm bằng 01 năm 02 tháng.
Trường hợp trong cùng một thời gian công tác, nếu có đủ 02 hoặc 03 điều kiện nêu trên thì chỉ được hưởng theo mức quy đổi cao nhất; thời gian công tác được quy đổi nếu đứt quãng thì được cộng dồn để tính hưởng trợ cấp.
2. Thời gian tăng thêm do quy đổi quy định tại khoản 1 Điều này được tính hưởng chế độ trợ cấp một lần với mức cứ một năm tăng thêm do quy đổi được trợ cấp bằng 01 tháng tiền lương của tháng liền kề trước khi thôi phục vụ trong Quân đội hoặc hy sinh, từ trần."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?