Các bước tiến hành phẫu thuật điều trị vết thương mạch đốt sống ra sao? Sau khi phẫu thuật điều trị vết thương mạch đốt sống mà bị chảy máu thì xử lý ra sao?

Cho hỏi các bước tiến hành phẫu thuật điều trị vết thương mạch đốt sống ra sao? Đồng thời thì sau khi phẫu thuật điều trị vết thương mạch đốt sống mà bị chảy máu thì xử lý ra sao? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Tùng đến từ Long An.

Các bước tiến hành phẫu thuật điều trị vết thương mạch đốt sống ra sao?

Phẫu thuật điều trị vết thương mạch đốt sống là một trong 45 quy trình kỹ thuật quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch- Lồng ngực” ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017.

Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật phẫu thuật điều trị vết thương mạch đốt sống ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG MẠCH ĐỐT SỐNG
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: đầy đủ theo quy định (hành chính, chuyên môn, pháp lý).
2. Kiểm tra người bệnh: đúng người (tên, tuổi …), đúng bệnh.
3. Thực hiện kỹ thuật:
- Vô cảm và chuẩn bị người bệnh: Gây mê nội khí quản; theo dõi huyết áp và điện tim. Đặt thông tiểu, theo dõi huyết áp liên tục. Đặt tư thế phù hợp với vị trí mạch máu tổn thương; sát trùng; trải toan.
Tư thế cụ thể: Người bệnh nằm ngửa có kê gối dưới vai và gối đầu, mặt quay về phía đối diện với vùng mạch máu tổn thương.
- Kỹ thuật :
Rạch da theo đường đi của mạch cảnh (theo đường bờ trước của cơ ức đòn chũm). Có thể đường vào theo vết thương có sẵn nếu thuận lợi.
Bộc lộ động mạch đốt sống ở trên và dưới vị trí bị tổn thương để kiểm soát chảy máu là lý tưởng nhất (chỉ áp dụng được cho ĐM đốt sống ngoài gai ngang các đốt sống cổ), trong trường hợp không kẹp được mạch do vị trí (ĐM nằm trong gai ngang cột sống cổ) có thể sử dụng cơ giãn hoặc vật liệu cầm máu (surgicel, spongel) chèn vào vị trí chảy máu và khâu ép cơ phía ngoài để cầm máu.
Heparin toàn thân liều 50-100UI/kg.
Kẹp mạch máu trên và dưới tổn thương. Lưu ý phối hợp với kíp gây mê cho người bệnh nằm đầu thấp, tăng huyết áp (130-140mmHg) để đảm bảo tưới máu não qua các vòng nối.
Phục hồi lưu thông mạch máu theo các kỹ thuật sau đây nếu có thể:
+ Nối trực tiếp mạch máu
+ Ghép đoạn/ vá mạch tổn thương bằng TM hiển đảo chiều (có thể dùng TM đùi nông hoặc động mạch chậu trong)
+ Ghép đoạn/vá mạch tổn thương bằng mạch nhân tạo
- Đặt dẫn lưu trong trường hợp cần thiết.
- Đóng các vết mổ, kết thúc phẫu thuật.

Theo đó, các bước tiến hành phẫu thuật sẽ thực hiện như sau:

- Kiểm tra hồ sơ: đầy đủ theo quy định (hành chính, chuyên môn, pháp lý).

- Kiểm tra người bệnh: đúng người (tên, tuổi …), đúng bệnh.

- Thực hiện kỹ thuật:

+ Vô cảm và chuẩn bị người bệnh

+ Tư thế cụ thể

+ Kỹ thuật

Như vậy, các bước tiến hành phẫu thuật điều trị vết thương mạch đốt sống thực hiện theo quy định trên.

Vết thương mạch đốt sống

Vết thương mạch đốt sống (Hình từ Internet)

Sau khi tiến hành phẫu thuật điều trị vết thương mạch đốt sống thì người bệnh phải theo dõi như thế nào?

Căn cứ theo Mục VI Quy trình kỹ thuật phẫu thuật điều trị vết thương mạch đốt sống ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG MẠCH ĐỐT SỐNG
...
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi:
- Nhịp tim, mạch, huyết áp trong suốt quá trình phẫu thuật và hậu phẫu.
- Cho kháng sinh điều trị dự phòng nhiễm khuẩn; truyền máu và các dung dịch thay thế máu ... tùy theo tình trạng huyết động và các thông số xét nghiệm.
- Theo dõi tri giác và dấu hiệu thần kinh khu trú của người bệnh sau mổ là hết sức quan trọng.
- Cho thuốc chống đông (heparin) ngay sau 6 - 8 giờ đầu sau mổ, nếu hết nguy cơ chảy máu.

Theo đó, khi tiến hành phẫu thuật điều trị vết thương mạch đốt sống thì phải theo dõi như sau:

- Nhịp tim, mạch, huyết áp trong suốt quá trình phẫu thuật và hậu phẫu.

- Cho kháng sinh điều trị dự phòng nhiễm khuẩn; truyền máu và các dung dịch thay thế máu... tùy theo tình trạng huyết động và các thông số xét nghiệm.

- Theo dõi tri giác và dấu hiệu thần kinh khu trú của người bệnh sau mổ là hết sức quan trọng.

- Cho thuốc chống đông (heparin) ngay sau 6 - 8 giờ đầu sau mổ, nếu hết nguy cơ chảy máu.

Như vậy, có thể thấy rằng sau khi tiến hành phẫu thuật điều trị vết thương mạch đốt sống để đảm bảo sức khỏe và sự cố thì người bệnh cần phải được tiếp tục theo dõi những trường hợp như trên.

Sau khi phẫu thuật điều trị vết thương mạch đốt sống mà bị chảy máu thì xử lý ra sao?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục VI Quy trình kỹ thuật phẫu thuật điều trị vết thương mạch đốt sống ban hành kèm theo Quyết định 5732/QĐ-BYT năm 2017 như sau:

PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG MẠCH ĐỐT SỐNG
...
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
...
2. Xử trí tai biến:
- Chảy máu: điều chỉnh đông máu. Chỉ định mổ lại cầm máu cấp cứu nếu máu phun thành tia qua vết mổ, có khối máu tụ lớn, có rối loạn huyết động.
- Tắc mạch sau mổ: Do không xử lý hết (bỏ sót) tổn thương, kỹ thuật khâu phục hồi lưu thông mạch hoặc sử dụng thuốc chống đông chưa hợp lý. Chỉ định mổ lại phục hồi lưu thông mạch nếu người bệnh không có hôn mê sâu.
- Phù não và tăng áp lực nội sọ sau mổ: trong trường hợp tri giác xấu đi, có hội chứng tăng áp lực nội sọ rõ cần phối hợp với chuyên khoa phẫu thuật thần kinh để giải tỏa não..
- Nhiễm trùng: Có thể tại chỗ hoặc toàn thân, xử trí từ nhẹ đến nặng bao gồm cắt chỉ cách quãng, mổ lại, thay mạch tráng bạc.
- Các biến chứng của đông máu (tăng hoặc giảm đông): điều chỉnh thuốc chống đông.

Như vậy, theo quy định trên thì sau khi phẫu thuật điều trị vết thương mạch đốt sống mà bị chảy máu thì thực hiện điều chỉnh đông máu. Chỉ định mổ lại cầm máu cấp cứu nếu máu phun thành tia qua vết mổ, có khối máu tụ lớn, có rối loạn huyết động.

Chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch Lồng ngực
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phẫu thuật tim cho trẻ thuộc hộ cận nghèo sẽ không được hỗ trợ nếu như đã thực hiện việc mổ trước khi làm hồ sơ, thủ tục?
Pháp luật
Phẫu thuật mở hẹp van động mạch phổi thì bước tiến hành vô cảm sẽ như thế nào? Sau khi phẫu thuật người bệnh bị xẹp phổi thì xử lý ra sao?
Pháp luật
Điều trị phồng và giả phồng động mạch tạng thì có các bước tiến hành như thế nào? Việc theo dõi người bệnh sau phẫu thuật ra sao?
Pháp luật
Tiến hành phẫu thuật đóng dò động mạch vành vào các buồng tim thì người bệnh được cho nằm ở tư thế nào? Sau khi phẫu thuật thì người bệnh cần theo dõi như thế nào?
Pháp luật
Các bước tiến hành phẫu thuật bắc cầu động mạch nách động mạch đùi như thế nào? Ai sẽ là người thực hiện phẫu thuật này?
Pháp luật
Khi điều trị vết thương ngực hoặc bụng qua đường bụng thì người bệnh sẽ được nằm ở tư thế nào khi phẫu thuật?
Pháp luật
Phẫu thuật điều trị vết thương ngực hoặc bụng qua đường ngực tiến hành gây mê như thế nào? Có phải theo dõi tiếp tục sau khi phẫu thuật hay không?
Pháp luật
Phẫu thuật điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới có các bước tiến hành ra sao? Phẫu thuật xong thì việc theo dõi và xử lý tai biến cho người bệnh như thế nào?
Pháp luật
Phẫu thuật cắt đường thông động chạy thận nhân tạo do biến chứng hoặc sau ghép thận là như thế nào? Phẫu thuật này chỉ định cho người bệnh khi nào?
Pháp luật
Phồng và giả phồng động mạch chi là gì? Phẫu thuật điều trị phồng và giả phồng động mạch chi thì có bước chuẩn bị như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch Lồng ngực
991 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch Lồng ngực

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch Lồng ngực

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào